CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu 595 Ứng dụng Marketing mix tại Trung tâm bán lẻ Viettel (Trang 32 - 36)

MARKETING - MIX CỦA DOANH NGHIỆP.

1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

“ Môi trường kinh doanh là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô”

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các môi trường sau:

1.1. Môi trường nhân khẩu.

Nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Tiếp cận nhân khẩu – dân số theo những góc độ khác nhau đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng tới quyết định marketing của doanh nghiệp bởi các tham số khác nhau của nhân khẩu đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ về quy mô mà còn cả đặc tính nhu cầu. Các yếu tố thuộc môi trường này cần quan tâm như: quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, tình trạng hôn nhân và gia đình, tốc độ đô thị hóa…

1.2. Môi trường kinh tế.

Nhu cầu của thị trường – khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng mua sắm của họ và thu nhập của họ, cũng như cơ cấu chi tiêu của họ. Một nền kinh tế phát triển, năng động sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng của môi trường này có thể kể đến như: tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, hoạt động ngoại thương, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền nội tệ, tỷ lệ thất nghiệp…

1.3. Môi trường chính trị - pháp luật.

Sự ổn định của môi trường chính trị là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra môi trường hoạt động cho doanh nghiệp và cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của thị trường đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường

này gồm có: sự ổn định chính trị xã hội, quan điểm và định hướng phát triển của chính phủ, sự đồng bộ và công bằng của hệ thống pháp luật…

1.4. Môi trường văn hóa.

Con người sống trong bất kỳ xã hội nào cũng mang bản sắc văn hóa tương ứng với xã hội đó. Bản sắc khác nhau sẽ hình thành nên các quan điểm khác nhau về các giá trị và chuẩn mực. Thông qua quan niệm về giá trị chuẩn mực đó, văn hóa ảnh hưởng đến các quyết định của người tiêu dùng. Do vậy, tìm hiểu môi trường văn hóa là một yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường đó.

1.5. Môi trường khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và hoạt động marketing nói riêng, ảnh hưởng tới sự ra đời của sản phẩm mới, sản phẩm thay thế và thị hiếu tiêu dùng mới của người tiêu dùng. Một số khía cạnh cần quan tâm đối với môi trường khoa học công nghệ là: cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ; trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ; khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế…

1.6. Môi trường địa lý – sinh thái:

Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh doanh còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý và sinh thái. Đặc biệt trong thời đại ngày nay khi vấn đề về môi trường sinh thái không còn là vấn đề của một quốc gia nữa mà là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Một số yếu tố thuộc môi trường này có thể kể đến như: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ; các vấn đề về

cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường…

1.7. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nào cũng không thể tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại với các lực lượng xung quanh. Theo lý thuyết các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp của M.Porter, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có năm lực lượng cạnh tranh chính:

Hình.1.5. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter

Có năm lực lượng cạnh tranh chủ yếu gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, người mua, người cung

ứng, sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Sức mạnh cũng như khả năng

thỏa hiệp của các lực lượng này phụ thuộc vào các yếu tố như: loại sản phẩm ( có sản phẩm thay thế hay không), số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, sức hấp dẫn của thị trường, các rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường, khả năng thỏa hiệp của khách hàng và nhà cung ứng… các yếu tố này càng cao thì sức cạnh tranh của các lực lượng này càng mạnh.

2. Các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp.

Tiềm lực của doanh nghiệp phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan và dường như có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác lợi thế và thu lợi nhuận.

2.1. Tiềm lực tài chính.

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thông qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư và lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lợi…

2.2. Tiềm năng con người.

Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là trung tâm của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh.

2.3. Tiềm lực vô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng“ bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp”, tác động tới sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Các nội dung cần quan tâm là: hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường; mức độ nổi tiếng

của nhãn hiệu hàng hóa; uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp, bản sắc văn hóa của doanh nghiệp …

2.4. Trình độ tổ chức quản lý.

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu chung. Vì vậy hoạt động của từng bộ phận, chức năng, nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức quản lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

2.5. Trình độ trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, công nghệ.

Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa được đưa ra đáp ứng khách hàng. Liên quan đến mức độ thỏa mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.

2.6. Mục tiêu, khả năng kiên định theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING –

Một phần của tài liệu 595 Ứng dụng Marketing mix tại Trung tâm bán lẻ Viettel (Trang 32 - 36)