Với giá trị CEΦkt như trong câu a/ tính dòng phần ứng để hệ truyền động tạo lự6c kéo F = 8kN.

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập máy điện 2 - Máy điện không đồng bộ docx (Trang 83 - 87)

kéo F = 8kN.

c/ Muốn điều chỉnh tốc độ xe buýt lớn hôn 12,5m/s, điện áp phần ứng được giữ cố định ở 600V, trong khi giá trị dòng kích từ được giảm bớt. Tính giá trị CEΦkt khi tốc độ của xe là 25m/s.

điện bằng đường dây dài 115m với cáp đồng tiết diện 56mm2/cáp. Khi không tải, điều chỉnh dòng kích từ sao cho tốc độ động cơ là 800v/ph. Khi có tải, tốc độ động cơ giảm xuống 1 ít.

a/ Nguyên nhân của việc sụt tốc độ?

b/ Tốc độ động cơ khi có tải với dòng tiêu thụ là 190A.

c/ Điện trở cần thêm vào trên mạch kích từ sao cho tốc độ động cơ lại là 800v/ph khi có tải như trên?

Cho biết đặc tính không tải ở 800v/ph

E (V) 50 90 120 139 150 159 166 172

Ikt (A) 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4

Điện trở dây quấn phần ứng rư = 0,04Ω. Điện trở dây quấn cực từ phụ rphụ = 0,01Ω.

Moment cản của máy bơm tăng 10% khi tốc độ tăng từ 700v/ph thành 800v/ph. Điện trở suất của đồng là 1,8 [µΩcm2/cm].

Bài 36: Quan hệ n(I) của một động cơ 1 chiều kích từ nối tiếp ở điện áp 500V được cho trong bảng sau:

N (v/ph) 800 650 525 450 400 375 350

I (A) 17 25 35 45 56 65 75

Dựa vào đặc tính kể trên để vẽ:

a/ Đặc tính không tải E(I) ở tốc độ 500v/ph.

b/ Đặc tính moment trên trục máy theo dòng điện M2(I). Cho biết:

Moment không tải: 2,95 N.m

Điện trở đo được ở giữa các đầu cực động cơ: 1,02Ω Bỏ qua ảnh hưởng của phản ứng phần ứng.

Bài 37: Đặc tính không tải của một máy phát điện 1 chiều kích từ nối tiếp ở tốc độ định mức 1500v/ph được cho bằng bảng sau:

I (A) 5 10 14 18 22 26 30 32 34

E (V) 26 45 61 75 89 100 109 111 115

Điện trở dây quấn phần ứng: rư = 0,25Ω.

Điện trở dây quấn kích từ nối tiếp: rktnt = 0,056Ω. Ở điện áp nguồn không đổi là 110V, tính:

a/ Đặc tính n(I) ở chế độ động cơ. b/ Đặc tính Mđt(I) ở chế độ động cơ. c/ Đặc tính Mđt(n) ở chế độ động cơ.

Bài 38: Động cơ 1 chiều kích từ song song 230V, 15HP, 1750v/ph, Iđm = 56,2A, rmạch phần ứng = 0,28Ω và rkt = 137Ω. Tính:

a/ Moment định mức.

b/ Dòng mở máy khi khởi động trực tiếp vào lưới điện.

c/ Điện trở mở máy Rmm cần mắc nối tiếp trên mạch phần ứng để giới hạn dòng mở máy và moment mở máy khi đó là 200% moment định mức.

d/ Giả sử điện áp lưới còn 215V, tính moment mở máy nếu vẫn dùng điện trờ mở máy như trong câu c/

Bài 39: Động cơ 1 chiều kích từ song song 240V, 150HP, 650v/ph, tiêu thụ dòng 420A khi tải là 124HP, rư + rchổi than = 0,00872Ω và rkt = 32Ω, rdây quấn bù + rcực từ phụ = 0,0038Ω. Tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Tổng các tổn hao Joule. b/ Tổn hao không tải. c/ Hiệu suất khi đó.

Bài 40: Động cơ 1 chiều kích từ song song 240V, 10HP, 2500v/ph, Iđm = 37,5A, rư = 0,213Ω và rkt = 160Ω, Ω, rdây quấn bù = 0,065Ω, rcực từ phụ = 0,092Ω. Tính:

a/ Dòng phần ứng khi điều chỉnh biến trở trên mạch kích từ sao cho từ thông kích từ giảm còn 75% giá trị định mức, điện trở 1Ω mắc nối tiếp trên mạch điện phần ứng và moment giảm còn 50% giá trị định mức.

b/ Tốc độ động cơ khi đó.

Bài 41: Động cơ một chiều kích từ song song 240V, 25HP, 850v/ph, Iđm = 91A, rư = 0,221Ω và rkt = 120Ω, Ω. Khi mắc nối tiếp điện trở 2,14Ω với mạch điện phần ứng, tốc độ giảm còn 634v/ph. Tính dòng điện phần ứng khi đó.

Bài 42: Động cơ một chiều kích từ song song 240V, 20HP, 850v/ph, Iđm = 72A, rư = 0,242Ω và rkt = 95,2 Ω. Xác định mức giảm phần trăm của từ thông kích từ để động cơ có tốc độ mới 1650v/ph, dòng phần ứng khi đó là 50,4A.

Bài 43: Động cơ một chiều kích từ độc lập có điện áp Uđm = 160V, Pđm = 120kW, 2p = 4, nđm = 1440v/ph, ηđm = 0,90, dây quấn phần ứng kiểu xếp, bước ngắn, tổng số thanh dẫn trên chu vi phần ứng Z = 204, từ thông dưới mỗi cực từ Φ = 3,1.10-2Wb. Xác định a/ Dòng định mức phần ứng.

b/ Dòng trong mỗi mạch nhánh song song.

c/ Tiết diện mỗi thanh, cho biết số thanh song song trong mỗi thanh dẫ c = 2, mật độ dòng J = 6A/mm2.

Bài 44: Máy phát điện một chiều kích từ song có điện áp Uđm = 220V, Pđm = 120kW, nđm = 1440v/ph. Cho máy làm việc ở chế độ động cơ ở cùng điện áp 220V, công suất điện tiêu thụ lúc bấy giờ là P = 60kW. Trong điều kiện nói trên, xác định tốc độ quay của động cơ. Điện trở phần ứng rư = 0,011Ω, điện trở dây quấn kích từ rkt = 38Ω, điện áp rơi trên chổi than ∆U = 2V, phản ứng phần ứng là không đáng kể.

Bài 45: Máy điện một chiều có dây quấn phần ứng kiểu sóng, số rãnh rotor Z = 25, số cực 2p = 4, số vòng dây mỗi bối dây w = 4, số phần tử trong một rãnh và của một lớp u = 3. Từ thông dưới mỗi cực từ Φ = 0,65.10-2Wb, dòng phần ứng Iư = 27A, tốc độ quay n = 1500v/ph. Xác định công suất điện từ của máy.

Bài 46: Cần giảm kích từ (tính theo phần trăm) của 1 máy phát một chiều kích từ độc lập có điện áp U = 110V, khi công suất tải giảm từ 3kW còn 1,5kW, điện áp máy phát ra vẫn không thay đổi? Điện áp rơi trên chổi than ∆U = 2V, bỏ qua các tổn hao, trừ tổn hao trong dây quấn phần ứng. Không cần kể đến ảnh hưởng của phản ứng phần ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Phúc, KỸ THUẬT ĐIỆN 2 (MÁY ĐIỆN QUAY), NXB ĐHQG TP. HCM.

2. Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Máy điện 1 và 2, NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. Nguyễn Thế Kiệt, Tính toán sửa chữa DÂY QUẤN MÁY ĐIỆN tập 1.

4. Trần Thế Sang, Nguyễn Trọng Thắng, MÁY ĐIỆN & Mạch điều Khiển, NXB Thống Kê.

5. Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Kim Đính, Kỹ Thuật Điện, NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Trương Sa Sanh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Quang Nam, Kỹ Thuật Điện Đại Cương, NXB ĐHQG TP. HCM.

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập máy điện 2 - Máy điện không đồng bộ docx (Trang 83 - 87)