Hồn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Hồn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội (Trang 71 - 77)

Hiện nay để phân tích độ nhạy chủ yếu Quỹ sử dụng hai chỉ tiêu: doanh thu và chi phí. Tuy nhiên trên thực tế, những yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến dự án không phải là hai yếu tố này mà là những yếu tố cấu thành nên chúng. Chính vì vậy để việc phân tích độ nhạy đảm bảo tính logic, ngồi bảng phân tích độ nhạy của dự án do hai yếu tố doanh thu và chi phí thay đổi, cần phải phân tích thêm sự thay đổi của từng yếu tố cấu thành nên doanh thu và chi phí. Khi đó, dựa trên sự thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu tài chính mà ta xác định được yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến dự án.

Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng ma trận độ nhạy để phân tích. Ma trận độ nhạy giúp chủ đầu tư có thể thấy được sự thay đổi của một chỉ tiêu tài chính khi đồng thời có nhiều yếu tố khác nhau cùng thay đổi.

2.2. Giải pháp hồn thiện nội dung công tác lập dự án:

2.2.1 Hồn thiện công tác nghiên cứu các căn cứ pháp lý của từng dự án

Hồn thiện công tác nghiên cứu các căn cứ pháp lý của từng dự án bằng cách: cập nhập những văn bản pháp luật mới nhất, nghiên cứu thật kỹ các quy định mới của pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư. Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu những ưu đãi, khuyến khích trong lĩnh vực đầu tư cũng như các quy định của các Hiệp ước, Cam kết Quốc tế để phù hợp với xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay.

2.2.2 Hồn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: án:

Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hóa phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch.

 Bổ sung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án:

2.2.2.1. Giá trị gia tăng thuần túy kí hiệu là NVA (Net Value Added)

* Phương pháp xác định

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính tốn như sau:

NVA = O – (MI + Iv) Trong đó:

NVA - Giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư đem lại O (Output) - Giá trị đầu ra của dự án

MI (Material Input) - Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngồi theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng...)

Iv - Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị...

Giá trị gia tăng thuần túy (NVA) có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án. Để tính cho từng năm, công thức tính như sau:

Trong đó:

NVAi - Giá trị gia tăng thuần túy năm i của dự án Oi - Giá trị đầu ra của dự án năm i

Di - Khấu hao năm i

NVA bao gồm hai yếu tố: chi phí trực tiếp trả cho người lao động kí hiệu là Wg (Wage) (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp lương) và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (Social Surplus).

Wg phụ thuộc vào mức độ làm việc và mức lương bình quân của người lao động.

SS là thặng dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi vay, lãi cổ phần, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và lợi nhuận không phân phối để lại cho cơ sở để lập các quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi...).

Đối với các dự án đầu tư có liên quan đến yếu tố nước ngồi (liên doanh, vay vốn từ bên ngồi, thuê lao động nước ngồi), NVA bao gồm hai bộ phận là:

i. Giá trị gia tăng thuần túy được sử dụng trong nước được gọi là giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA).

ii. Giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngồi RP (bao gồm tiền lương, thưởng, lãi trả vay vốn, lợi nhuận thuần, cổ tức trả cho người nước ngồi, các khoản thanh tốn ngoại tệ khác không tính trong đầu vào nguyên vật liệu).

NNVA là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế của đất nước. Công thức tính NNVA cho cả đời dự án như sau:

( ) [ ] ∑ ∑ = = − + − = n i vo ipv n i ipv O MI RP I NNVA 1 1

Trong tổng số giá trị gia tăng sản phẩm thuần túy do dự án đem lại gồm có giá trị gia tăng trực tiếp (do chính dự án tạo ra) và giá trị gia tăng gián tiếp do

các dự án có liên quan (về công nghệ và kinh tế với dự án đang xem xét) tạo ra do sự đòi hỏi trong hoạt động của dự án đang xem xét.

Một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi phải so sánh NVA của các năm, khi tính tổng NVA của cả đời dự án hoặc tính NVA bình quân năm phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội (rs)

Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất (mức lãi suất) dùng để tính chuyển các khoản lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu xã hội được tính dựa trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư.

2.2.2.2 Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư

o Số lao động có việc làm

Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang xem xét.

Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau:

+ Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của dự án.

+ Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cá về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét.

Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án.

Trong khi tạo việc làm cho một số lao động thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch

vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh trạnh nổi sản phẩm của các dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong dự án, có thể có một số người là người nước ngồi. Do đó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở sản xuất liên quan và số người nước ngồi làm việc cho dự án.

o Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư

Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây:

+ Số lao động có việclàm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp (Id). d v d d I L I = Trong đó: d

L - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án

d v

I - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án.

+ Tồn bộ số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ(). T v T k I L I = Trong đó:

IT - Tồn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp.

T V

L - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới.

ind D T L L

ind V V L L L d T = + ind

L - Số lao động có việc làm gián tiếp

T V

I - Số vốn đầu tư gián tiếp

2.2.2.3 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế…) hoặc vùng lãnh thổ.

Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Tiếp đến xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư và vùng lãnh thổ thu được. Cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án. So sánh tỷ lệ này của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong nước.

2.2.2.4. Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)

Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội của dự án là xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh tốn quốc tế của đất nước. Xác định chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh tốn của nền kinh tế đất nước.

2.2.2.5 Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế (International Competiveness)

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế.

2.2.2.6 Những tác động khác của dự án

- Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.

- Tác động đến môi trường: Đây là ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. Trong các tác động có tác động tích cực, tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực thì các giải pháp khắc phục, chi phí để thực hiện các giải pháp đó. Nếu chi phí này quá lớn, lớn hơn cái xã hội nhận được thì phải chuyển địa điểm thựuc hiện dự án (nếu có thể được) hoặc bác bỏ dự án.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.

- Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hồn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, các lĩnh vực khác; tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên… ).

Một phần của tài liệu Hồn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w