Hàng rào thuế quan

Một phần của tài liệu 101 Giải pháp Marketing mix cho sản phẩm của Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 31 - 33)

Các luật thuế

Luật thuế 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, chống việc nhập khẩu hàng giả. Hiện nay những điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực tuy nhiên mức thuế suất đã giảm đi nhiều.

Luật thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán, cho phép việc đền bù cho các ngành công nghiệp của Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng hoá nhập khẩu.

Hiệp định Thương mại năm 1979: bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của Chính phủ về các hàng rào kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế.

Luật tổng hợp thương mại và cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm tổng thống Mỹ tham gia vòng đàm phán Urugoay, đồng thời thiết lập thủ tục

đặc biệt cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hoá của Mỹ thâm nhập thị trường và vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Quy định mới của Mỹ về việc đặt cọc tiền thuế đối với hàng nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu sang thị trường này: Theo quy định mới, khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá tính trên tổng lượng hàng hoá mà một công ty nhập khẩu (từ nước bị áp thuế chống bán phá giá) trong vòng 12 tháng.

Luật đền bù phá giá và trợ giá tiếp diễn năm 2000: Luật này cho phép trực tiếp rót các khoản tiền thu được từ việc áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá cho các công ty Mỹ đã tham gia khởi kiện bán phá giá để đòi phải áp đặt các loại thuế này.

Mức thuế

Mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên WTO và những nước chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Mức thuế MFN nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40% trong đó hầu hết các mặt hàng đều chịu thuế từ 4% đến 7%.

Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký hiệp định thương mai song phương với Mỹ như Lào, Cuba, Triều Tiên. Mức thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110% vao hơn nhiều so với mức thuế MFN.

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences-

GSP). Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Mỹ cho hưởng GSP nên được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ.

Các ưu đãi thuế quan khác: Mỹ còn dành ưu đãi thuế quan cho những hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hưởng lợi của Luật thương mại các sản phẩm Ô tô, máy bay dân dụng, sản phẩm Dược...

Một phần của tài liệu 101 Giải pháp Marketing mix cho sản phẩm của Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w