Thuế môn bài :3 triệu đồng/năm

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (Trang 48 - 54)

5. Khấu hao:

- DN áp dụng tính khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao đều. Trong đó:

+ Nhà cửa,cơ sở hạ tầng khấu hao trong 30 năm + Tài sản cố định khấu hao trong 10 năm

Năm Cơ sở hạ tầng TSCĐ Tổng 2013 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2014 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2015 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2016 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2017 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2018 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2019 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2020 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2021 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 2022 610.262.317 3.488.042.000 4.098.304.317 Tổng 6.102.623.170 34.880.420.000 40.983.043.170

6.Tổng hợp kết quả:

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh thu 18.780.768.000 24.414.998.400 29.297.998.050 38.087.397.500 45.704.877.000

Chi phí đầu vào 6.300.000.000 6.615.000.000 6.945.750.000 7.293.037.500 7.657.689.375 Chi phí tiền lương 5.788.800.000 6.078.240.000 6.382.152.000 6.701.259.600 7.036.322.580 Điện, nước, nhiên liệu 453.240.000 475.902.000 499.697.100 524.681.955 550.916.053 Thuế môn bài 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 Chi phí khác 63.000.000 66.150.000 69.457.500 72.930.375 76.576.894 Chi phí thuê đất 662.400.000 662.400.000 662.400.000 662.400.000 662.400.000

CFBT (1 - t ) 5.510.328.000 10.514.306.400 14.735.541.450 22.830.088.070 26.003.225.590

Dep * t - - - - 512.288.040

Với mức chiết khấu là 15%. Ta xác định NPV như sau: NPV=5.510.328.000 PV (15%, 1) + 10.514.306.400 PV (15% ,2) + 14.735.541.450 PV (15%, 3) +22.830.088.070PV (15%, 4) +26.515.513.630 PV (15% ,5) +34.089.822.550 PV (15%,6 ) +43.247.876.860 PV (15%,7) +54.305.342.410 PV(15%,8) + 67.002.140.420 PV (15%, 9) +83.061.203.810 PV (15%,10) - 61.045.354.100 = 42.163.968.330 Năm 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu 54.845.852.400 65.815.022.880 78.978.027.460 113.728.359.500

Chi phí đầu vào 8.040.573.844 8.442.602.536 8.864.732.663 9.751.205.929 10.238.766.230 Chi phí tiền lương 7.106.685.806 7.177.752.664 7.249.530.191 7.612.006.700 7.688.126.767 Điện, nước, nhiên

liệu 578.461.856 607.384.948 637.754.196 669.641.905

703.124.000

Thuế môn bài 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 Chi phí khác 80.405.739 81.209.796 82.833.992 86.975.692 91.324.476 Chi phí thuê đất 662.400.000 662.400.000 662.400.000 662.400.000 662.400.000

CFBT * (1 – t) 33.577.534.510 42.735.588.820 53.793.054.370 66.489.852.380 82.548.915.770

Dep * t 512.288.040 512.288.040 512.288.040 512.288.040 512.288.040

Do NPV = 42.163.968.330 > 0 => lựa chọn dự án để đầu tư CF0 = 61.045.354.100 NPV1 = 5.510.328.000 PV (15%, 1) = 4.791.781.229 NPV2 = 10.514.306.400 PV (15% ,2) = 7.949.867.069 NPV3 = 14.735.541.450 PV (15%, 3) = 9.688.600.751 NPV4 = 22.830.088.070PV (15%, 4) = 13.054.244.360 NPV5 = 26.515.513.630 PV (15% ,5) = 13.183.513.380 NPV6 =34.089.822.550 PV (15%,6 ) = 16.813.100.480 PP= 5 năm + [61.045.354.100 – (4.791.781.229 + 7.949.867.069 + 9.688.600.751+ 13.054.244.360 + 13.183.513.380) ]/ 16.813.100.480 = 5 năm 8 tháng 26 ngày

Thời gian hoàn vốn của dự án: 5 năm 8 tháng 26 ngày

VI. Phân tích lợi ích kinh tế - Xã hội. 1 Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp

Phát triển nhà máy theo hướng áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sản xuất các mặt hàng nông sản cho xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế vừa có ý nghĩa quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, vừa tạo nhiều việc làm cho người lao động. Đây là hướng phổ biến nhất trong việc phát triển nhà máy sản xuất nông sản tại ngay vùng trồng nguyên liệu ở nước ta thời gian qua và hiện nay.

Phát triển dự án này tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Nếu tính độ "lan tỏa" của nó (hiệu ứng tràn) thì khả năng thu hút lao động còn lớn hơn nhiều. Dự án này sẽ góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương: việc làm trực tiếp cho dự án và nhiều việc làm gián tiếp liên quan. Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án: trung bình một năm là 100 lao động. Phần lớn sử dụng lao động địa phương. Số lao động có việc làm gián tiếp nhờ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dự án là khoảng hơn 2000 lao động trồng dứa. Dự án xây dựng nhà máy chế biến dứa phát triển, mở rộng quy mô hoạt động

kinh doanh sẽ cần đến nhiều nhân công, tạo công ăn việc làm cho nhiều

người và nâng cao thu nhập cho người lao động làm việc tại nhà máy này. Thu nhập của người lao động được nâng cao thì chất lượng sống của họ cũng cao hơn.

Dự án xây dựng nhà máy chế biến dứa ngoài tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi nhuận cho công ty còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn. Đóng góp cho ngân sách địa phương. Hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách địa phương một khoản đáng kể thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp là: X đồng( cái này dựa trên số liệu đã tính ở phần trên). Ngoài ra dự án còn góp phần tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho tỉnh, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư.

2 Khả năng khai thác tiềm năng sẵn có

Với định hướng phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bằng việc khai thác tiềm năng lợi thế của vùng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết để đưa các cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững. Vì thế, trong những năm qua tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho một số địa phương, từng bước đưa khoa học công nghệ vào đời sống, như: Quy hoạch vùng cây ăn quả và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc trồng và chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản của địa phương đặc biệt là đầu tư xây dựng các vùng trồng dứa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu nên diện tích trồng dứa có chất lượng cao đã tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Ở Thanh Hoá, dứa là nông sản được trồng phổ biến, hơn thế nữa dứa được trồng quanh năm. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dứa có được nguồn nguyên liệu tốt và ổn định, là cơ sở để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đồang thời góp phần nâng cao thu nhập người dân, cải thiện cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Do vậy, nếu xây dựng một nhà máy chế biến dứa theo hình thức công nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu mua hết lượng dứa hàng năm. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nông dân phát triển nhanh diện tích trồng dứa góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương trong những năm tiếp theo.

VII. Kết luận và đề xuất.

Thiết kế nhà máy sản xuất thực phẩm đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức tổng quát, không chỉ lĩnh vực công nghệ mà còn phải có kiến thức về thực tế và nhiều kiến thức phụ trợ khác.

Thực hiện bài tập môn Phân tích lập dự án đầu tư lần này về đề tài thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm dứa đã đem lại cho chúng em thêm rất nhiều kiến thức, đặc biệt là những kiến thức thực tế. Qua đó, chúng em về cơ bản đã có thể tự thiết kế được một nhà máy xuất thực phẩm theo yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thiết kế nhà máy sản xuất dứa là thực sự cần thiết để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, tận dụng được lợi thế về nguồn nguyên liệu và thành tựu khoa học kỹ thuật thể hiện qua dây chuyền sản xuất gần như là hoàn toàn tự động.

Với một nhà máy sản xuất thực phẩm để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài chúng em nghĩ nên thực hiện tốt các qui định về an toàn lao động và đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm áp dụng hệ thống HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn. Với HACCP, việc kiểm soát vệ sinh thực phẩm dựa vào các hệ thống các biện pháp phòng ngừa hiệu quả từ khâu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, thể hiện qua việc kiểm soát các quá trình công nghệ, môi trường, con người thực hiện bằng việc phân tích, xây dựng và tổ chức kiểm soát các mối nguy hiểm tại các điểm kiểm soát trọng điểm trong cả dây chuyền sản xuất chứ không chỉ kiểm tra các chỉ tiêu trên sản phẩm cuối cùng.

Việc áp dụng các qui phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần thiết hơn đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhằm mục đích xuất khẩu, công tác kiểm soát vệ sinh cần thực hiện ở mức độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu mà các nhà máy sản xuất rau quả đông lạnh ở nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, với gần 9 tuần tìm hiểu thực hiện bài tập này cùng với vốn kiến thức còn hạn chế đồng thời đây cũng là lần đầu tiên chúng em thực hiện thiết kế một nhà máy sản xuất nên bài tập này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót mà chúng em nhận thấy qua những điểm sau:

Phần chọn thiết bị: khả năng tìm tài liệu trên mạng còn hạn chế nên các thông số của thiết bị nhiều khi sẽ không hợp lý với thực tế sản xuất.

Phần tính kinh tế: chỉ ở mức độ tương đối và giá tiền của thiết bị chỉ mang tính tham khảo nên không xác định được chính xác hiệu quả kinh tế mà dự án thiết kế mang lại.

Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô để bổ sung thêm kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THANH HÓA (Trang 48 - 54)