Hiện trạng về thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 30 - 32)

Bảng 3.20. Tình trạng bán lúa của nông dân sau thu hoạch

Tần số Phần trăm (%)

Đối tượng bán

Công ty lương thực 2 6,7

Thương lái 27 90,0

Hợp đồng với tổ chức thu mua khác 1 3,3

Tổng mẫu 30 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)

Hiện trạng tự canh tác của nông dân (66,7%) điều đó sẽ là khó khăn cơ bản của nông dân trong việc ký kết hợp đồng với các công ty lương thực hay các tổ chức thu mua khác, nông dân không trực tiếp ký kết các hợp đồng mà có đến 90% số hộ gia đình thường bán qua trung gian là thương lái và thường bán ngay sau khi phơi khô, bên cạnh đó do không tham gia vào các tổ liên kết sản xuất hay các câu lạc bộ nông dân, do vậy không có nhóm người đại diện trong quá trình thương lượng giá với thương lái, điều này dễ dẫn đến việc ép giá của thương lái đối với bà con là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh khó khăn cơ bản đó thì kèm theo đó là thiệt hại của bà con: Thiệt hại về giá bán (thường thấp hơn so với giá hợp đồng với các công ty), thiệt hại về chi phí trong lúc bán (hầu như mọi chi phí về bốc xếp, vận chuyển đều thuộc về nông dân).

Nông dân thường bán lúa ngay sau khi phơi khô với nhiều lý do: Bán để chi trả chi phí vật tư nông nghiệp, chi trả các khoản chi phí khác trong quá trình sản xuất… bán vì không có nơi dự trữ. Điều đáng quan tâm là ở chổ trong lúc bán thì người đưa giá lại là người mua và như vậy một lần nữa người mua lại giành quyền ưu tiên, thiệt hại vẫn thuộc về người bán (nông dân).

Bảng 3.21. Thời điểm nông dân bán lúa

Tần số Phần trăm (%)

Thời điểm bán

Bán ngay sau khi phơi khô 18 60,0

Dựa lại chờ thời điểm thích hợp (giá cao) 12 40,0

Tổng mẫu 30 100,0

Bảng 3.22. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa

Tần số Phần trăm (%) Đối tượng Người bán 5 16,7 Người mua 17 56,7 Thương lượng 8 26,7 Tổng mẫu 30 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)

Với tình trạng sản xuất đơn lẻ, không tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất, các câu lạc bộ nông dân… Như vậy sẽ gây khó khăn cho bà con. Cần phải vận động nông dân tham gia vào các tổ liên kết sản xuất nhằm hướng đến sự kết hợp sản xuất cộng đồng, tạo sản phẩm tương đối đồng nhất sẵn sàng cho hội nhập.

Hiện trạng trên sẽ được khắc phục, chi phí trong bán lúa sẽ giảm đáng kể, giá bán sẽ được cao hơn so với hiện tại và lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ được cải thiện và nâng cao thông qua giải pháp 4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ trang 48 Tôi đưa ra trong chương 4.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w