Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 76 Ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)  (Trang 31 - 33)

Nhân tố chủ quan đó chính là yếu tố nội lực của ngân hàng, bao gồm: vốn tự có và khả năng phát triển của nó, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý và đội ngũ nhân viên, mạng lưới của ngân hàng, các bộ phận trong ngân hàng và mối quan hệ giữa các bộ phận.

Vốn tự có: đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng như cho vay hoặc mua chứng khoán. Đồng thời nó góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và góp phần điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng.

Trình độ khoa học công nghệ: để cạnh tranh tốt, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng. Công nghệ là thước đo để đánh giá vị thế của ngân hàng trên thị trường, những ngân hàng có công nghệ cao là những ngân hàng sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Trình độ quản lí và đội ngũ nhân viên: Sự điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng rất quan trọng, đây là yếu tố quyết định sự thắng bại của ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên xem xét thị trường để đưa ra các quyết định kịp thời, sáng suốt. Không những đội ngũ quản lý giỏi mà đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cũng đòi hỏi phải có trình độ cao bởi vì nhân viên luôn là hình ảnh của ngân hàng, một sự sơ suất hoặc nhầm lẫn của nhân viên người ta sẽ đánh giá chất lượng của cả ngân hàng.

Mạng lưới của ngân hàng: Để bán được nhiều sản phẩm dịch vụ và chiếm lĩnh được thị phần lớn, các ngân hàng thường phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp và luôn sẵn sàng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Các bộ phận trong ngân hàng và mối quan hệ giữa các bộ phận trong ngân hàng: Cấu trúc tổ chức của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chiến lược Marketing. Cấu trúc tổ chức xác định vai trò và phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhân viên. Các bộ phận trong ngân hàng phải được tổ chức và sắp xếp hợp lý, đồng thời giữa các bộ phận phải có mối liên hệ và hỗ trợ cho nhau.

Đây là những nhân tố đảm bảo cho hoạt động ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Điều này đòi hỏi bộ phận Marketing phải có các chiến lược, chính sách phù hợp để khai thác hết nguồn nội lực quan trọng này.

Chương II

Thực trạng hoạt động kinh doanh và ứng dụng Marketing tại ngân hàngTMCP Đông Nam Á

Một phần của tài liệu 76 Ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)  (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w