Các nguyên tắc của marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu 58 Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

ở Việt Nam

- Phải hiểu khách hàng của mình đó là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu muốn bán một sản phẩm cho người tiêu dùng, doanh nghiệp luôn phải chắc chắn rằng người tiêu dùng đã nhận thức được và quan tâm đến những vấn đề mà sản phẩm muốn thể hiện.Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trong dẫn đến sự thành công của việc marketing trong các doanh nghiệp

- Trao quyền cho người tiêu dùng,điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp luôn phải giúp cho người tiêu dùng cảm thấy rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này được gọi là trao quyền cho người tiêu dùng . Doanh nghiệp đã làm cho người tiêu dùng hiểu được trong sản phẩm của mình có những điểm khác biệt đối với các doanh nghiệp khác trên thế giới, ví dụ như sản phẩm của doanh nghiệp hơn các sản phẩm khác ở những yếu tố sau : sạch hơn, an toàn hơn hay tiết kiệm nhiên liệu hơn, bảo vệ sức khỏe và môi trường hơn. Điều này đã khiến người tiêu dùng hiểu và ủng hộ sản phẩm mà mà doanh nghiệp đã đưa thị trường của thế giới .

-Luôn thể hiện tính minh bạch, doanh nghiệp luôn làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào tính hợp pháp của sản phẩm và tính trung thực trong những lời tuyên bố,

quảng cáo về sản phẩm. Khách hàng có xu hướng chỉ trích và tẩy chay những sản phẩm gắn liền với những lời tuyên bố quá cường điệu dù sản phẩm đó thật sự có chất lượng.Điều này luôn được các doanh nghiệp của Việt Nam chú trọng và ngày càng phát triển.

- Đảm bảo vấn đề chất lượng,doanh nghiệp luôn nhận biết rõ người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng hy sinh chất lượng để mua một sản phẩm được xem là sản phẩm tốt vì những sản phẩm không có chất lượng sẽ tẩy chay trên thị trường thế giới và điều đó lại càng nguy hại hơn cho các doanh nghiệp nếu muốn mở rộng thị trường.

-Luôn luôn phải cân nhắc trong việc định giá.Lý do là các sản phẩm xuất khẩu thường có chi phí sản xuất cao hơn các sản phẩm bình thường do chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế và phải sử dụng các vật liệu có chất lượng cao, do đó doanh nghiệp thường phải bán sản phẩm của mình với giá cao hơn. Khi làm giá, doanh nghiệp phải chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể chấp nhận mức giá cao và cảm thấy bỏ tiền ra là xứng đáng.

Một ví dụ về thành công trong marketing là Toyota với loại xe hơi mang nhãn hiệu Prius. Và Prius gần như đang là sản phẩm thành công nhất ở Mỹ. Prius đem đến cho người tiêu dùng tất cả những gì mà họ mong đợi ở một chiếc xe sedan - phong cách thu hút, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, có thể chạy liên tục (chỉ cần dừng lại để nạp nhiên liệu mà không cần để cho máy nghỉ ngơi ít nhất 12 giờ như trường hợp sử dụng động cơ điện)… Bảng đồng hồ của Prius còn có một đặc điểm là có màn hình báo cho người lái xe biết được động cơ nào trong hai động cơ của xe đang vận hành và mức độ hiệu quả của động cơ đó trong việc tiêu thụ nhiên liệu vào bất cứ một thời điểm nào. Nhiều người lái xe đã cho biết họ thường xuyên theo dõi màn hình này và cố gắng phá kỷ lục tiết kiệm nhiên liệu trước đây của mình mỗi lần lên xe bước vào một hành trình mới.

Khi mới đưa Prius ra thị trường, Toyota đã thực hiện các chương trình quảng cáo tập trung vào các tính năng vận hành ưu việt của nó, chứng minh bằng sự di chuyển nhẹ nhàng, êm ái. Sau đó, hãng này lại bổ sung bằng các chương trình quảng

cáo đề cao yếu tố bảo vệ môi trường. Hiện nay, khi giá xăng dầu tăng cao, Toyota lại tiếp tục quảng bá về khả năng siêu tiết kiệm nhiên liệu của động cơ. Bên cạnh đó, bộ phận PR của Toyota cũng thực hiện nhiều nỗ lực để gắn Prius với hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng đang có ý thức cao về môi trường và cổ xúy cho việc bảo vệ môi trường. Kết quả là có rất nhiều người đã mua chiếc xe này để chứng tỏ rằng họ là những người có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.

2.4.2. Tìm hiểu văn hóa của các nước _bước khởi đầu của chiến lược marketing xuất khẩu

Tìm hiểu văn hóa của các nước trước khi marketing để xuất khẩu hàng hóa sang các nước lien quan trực tiếp đên thành công của marketing đối với các doanh nghiệp.Vì khi một doanh nghiệp muốn quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm hay công ty muốn hợp tác , muốn xâm nhập vào thị trường của một nước khác thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của nước đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của các doanh nghiệp.

Mỗi nền văn hoá có một bản sắc cũng như những quy định riêng mà chúng ta, những người nước ngoài, phải hiểu biết để hoà nhập với nhau.Một số thị trường mà khi doanh nghiệp thực hiện kế hoạch marketing xuất khẩu đã phải nghiên cứu rất rõ để đạt được thành công

- Các nhà kinh doanh Tây Ban Nha có sự quan tâm đặc biệt đến sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp nên chú ý , các mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ nên đựoc nêu hoặc trình ra bất cứ lúc nào có thể. Và còn một điều đặc biệt nữa, các văn phòng và các đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút chiều. Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối.

- Nghi thức xã giao kinh doanh ở Indonesia đòi hỏi các nhà kinh doanh phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt. Nếu công ty không đưa ngay danh thiếp, công việc của bạn sẽ phải trì hoãn lâu đấy. Ở Nhật, bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 cardvisit để mang theo mỗi ngày. Còn nghi thức gặp mặt ở Pháp đòi hỏi bạn phải đưa chứng

minh kèm theo danh thiếpểu được phong tục của đối tác sẽ dẫn đến việc thành công của doanh nghiệp

- Ở Trung Quốc, tặng quà cho đối tác kinh doanh là điều không được chấp nhận. Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, nên nhớ món quà đó phải là một món đồ kiểu mới nhất. hành động này không được xem là một sự xúc phạm nhưng bạn có thể sẽ bị từ chối các cơ hội hợp tác. Nghi thức thể hiện tình hữu nghị và sự đón tiếp nồng nhiệt ở Trung Quốc là … vỗ tay. Bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại các công ty, xí nghiệp, trường học bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cũng phải vỗ tay với họ cho dù làm điều này giống như là bạn đang vỗ tay cho chính mình.

2.5. Các yếu tố tác động đến marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam Nam

2.5.1. Các yếu tố bên trong

Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi nhanh chóng, luôn không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để khẳng định công ty vẫn đi đúng con đường và đạt được những kết quả tốt nhất có thể cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới

2.5.1.1. Sản phẩm

Chúng ta hãy tạo dựng thói quen là nhìn vào sản phẩm của công ty như thế nào để đưa ra một kế hoach marketing xuất khẩu thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất đồng thời đưa ra quyết định có nên đưa sản phẩm vào thị trường hay không.Trong kế hoach marketing xuất khẩu luôn luôn phải đạt ra câu hỏi :sản phẩm của công ty hiện tại có phù hợp với thị trường hay không.Đánh giá sản phẩm của công ty một cách chân thực và trả lời câu hỏi:đó là sản phẩm tốt nhất của doanh nghiệp hay không.Điều này rất cần thiết và quan trong với một chiến lược marketing xuất khẩu.Luôn phải so sánh với các sản phẩm của các đối tác xem xem sản phẩm của công ty chúng ta có vượt trội hơn sản phẩm khác như thế nào.Để từ đó đưa ra

những kết luận chính xác nhất cho sản phẩm đồng thời cung cấp chính xác thông tin cho chiến lược marketing xuất khẩu

2.5.1.2. Giá

Chúng ra luôn phải xem xét đánh giá mức giá công ty đưa ra để đảm bảo nó phù hợp với thị trường và khách hàng thời kỳ hội nhập.Một thực tế xảy ra là nhiều doanh nghiệp của chúng ta cho rằng mức gia chưa phù hợp vơi nguồn lực mà công ty bỏ ra, nên đã nâng giá để tăng lợi nhuận diều này đồng nghĩa với doanh nghiệp đã đánh mất một lượng khách hàng lớn. Do đó điều chỉnh giá luôn phải thận trọng và nghiên cứu kỹ thị trường trước khi quyết định. Đôi lúc việc kéo dãn giá của công ty trong một vài tháng hay một năm làm tăng trưởng lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty.Các công ty luôn phải phối hợp sản phẩm với các dịch vụ khác để hoạt động marketing đạt được thành công khi thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới.Hãy luôn chủ động với giá cả của công ty trước biến đổi của thị trường nhằm duy trì tính cạch tranh sống sót tăng trưởng trong thời kỳ hội nhập.

2.5.1.3. Xúc tiến

Trước hết ta hiểu thế nào là xúc tiến, có thể nói xúc tiến là hoạt động bao gồm tất cả các cách thức có thể marketing cho khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty và làm cách nào công ty có thể tiếp thị và bán chúng.Một thay đổi nhỏ trong xúc tiến cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và làm tăng doanh số của công ty rất nhiều. Hiện nay doanh nghiệp của chúng ta không ngừng tìm hiểu các phương thức nhằm nâng cao khả năng xuất hàng hóa ra thị trường.Bất cứ công ty nào cũng luôn hiểu nguyên tắc :sớm hay muộn bất kỳ chiến lược marketing xuất khẩu nào bạn đang sử dụng sẽ ngừng hiệu quả , điều này do ảnh hưởng của cả môi trường quốc tế và môi trường nội địa.Do đó công ty trong mọi điều kiện công ty cũng luôn phải xây dựng cho mình chiến lược marketing mới với những chiến lược chào hàng, phương pháp tiếp thị và quảng bá mới.

2.5.1.4. Địa điểm

Chữ P thứ tư trong Công thức marketing là địa điểm nơi doanh nghiệp thực tế bán các sản phẩm hay dịch vụ. Hãy luôn xem xét và suy nghĩ kỹ về địa điểm khách hàng gặp gỡ nhân viên bán hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong địa điểm sẽ dẫn tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ. Công ty có thể bán sản phẩm của mình tại nhiều địa điểm khác nhau. Một vài công ty sử dụng cách thức bán hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện trực tiếp với các khách hàng. Một vài công ty sử dụng tiếp thị từ xa. Một vài công ty bán hàng qua catalog hay thư đặt hàng. Một vài công ty bán hàng tại các hội trợ hay địa điểm bán lẻ. Một vài công ty bán hàng trong mối liên minh với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự. Một vài công ty sử dụng các đại diện bán hàng hay các nhà phân phối đại lý. Và nhiều công ty kết hợp sử dụng một vài trong số các cách thức bán hàng trên. Trong mỗi trường hợp, cac công luôn phải có được lựa chọn thích hợp về địa điểm bán hàng thích hợp nhất cho các khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho những maketing xuất khẩu như thế nào.

2.5.1.5. Đóng gói

Bao bì một sản phẩm là rất quan trọng hãy luôn luôn đứng sau và nhìn vào yếu tố từng hình ảnh đóng gói bao bì của bạn thông qua con mắt khách hàng quan trọng.Các doanh nghiệp luôn phải hiểu rất rõ rằng ấn tượng đầu tiên của khách hàng về công ty mình là khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm hay thấy được một vài yếu tố của doanh nghiệp.Một cải thiện rất nhỏ trong bao bì hay bên ngoài sản phẩm có thể dẫn tới những phản ứng hoàn toàn khác biệt từ phía khách hàng.. Đối với đóng gói và bao bì sản phẩm hay dịch vụ, công ty ghĩ tới tất cả các yếu tố mà các khách hàng nhìn thấy đầu tiên trong các giao tiếp với công ty theo tất cả các cách thức khác nhau thông qua quy trình marketing. Ngoài ra, đóng gói liên quan tới các nhân viên của bạn và cách thức họ ăn mặc. Nó cũng liên quan tới văn phòng làm việc của bạn, tới phòng đợi của doanh nghiệp bạn, tới các tài liệu tiếp thị và tới từng giao tiếp hình ảnh về công ty bạn. Tất cả mọi thứ cần được đưa vào. Tất cả mọi thứ sẽ có tác động tích

cực hay tiêu cực. Và tất cả mọi thứ tác động tới sự tin tưởng của các khách hàng trong giao dịch với bạn.

2.5.1.6. Định vị

Công ty nên phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn được định vị trong trái tim và tâm trí các khách hàng của bạn. Mọi người suy nghĩ và nói về bạn như thế nào khi bạn không có mặt? Mọi người suy nghĩ và nói về công ty bạn như thế nào? Sự định vị nào bạn có trong thị trường của bạn, về các từ ngữ cụ thể mọi người sử dụng khi họ miêu tả về bạn và về những chào hàng của bạn tới họ?

Hai tác giả Al Reis và Jack Trout trong cuốn sách nổi tiếng của mình là

Positioning - Định vị đã chỉ ra rằng những suy nghĩ và nhìn nhận của các khách hàng

về bạn là nhân tố quyết định thành công trong một thị trường cạnh tranh.

Học thuyết đặc tính nói rằng hầu hết các khách hàng nhìn nhận về bạn theo một cách thức đơn lẻ khác nhau, tích cực hay tiêu cực. Đôi lúc đó là “dịch vụ”. Đôi lúc đó là “xuất sắc”. Đôi lúc đó là “máy móc chất lượng” như đối với Mercedes Benz. Đôi lúc đó là “động cơ lái tột bực” như đối với BMW. Trong mọi trường hợp, mức độ những đặc tính này được in đậm và sâu trong tâm trí các khách hàng sẽ quyết định khả năng họ mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của bạn, đồng thời quyết định họ sẽ mua bao nhiêu. Hãy phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn có thể cải thiện mức độ định vụ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc xác định vị thế mà bạn thích có. Nếu bạn có thể tạo dựng được ấn tượng thích hợp trong trái tim và tâm trí các khách hàng, nó sẽ là gì? Bạn sẽ cần phải làm những gì trong từng giao tiếp với các khách hàng để các khách hàng suy nghĩ và nói về bạn đúng với cách thức bạn muốn? Những thay đổi nào bạn sẽ cần tới trong lối giao tiếp với khách hàng ngày nay để được nhìn nhận là sự lựa chọn mua sắm tốt nhất?

2.5.1.7. Con người

Có nhiều chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân dành quá nhiều thời gian nghĩ về từng yếu tố của các chiến lược tiếp thị mà có ít sự quan tâm tới thực tế rằng mỗi một quyết định và chính sách được hiện bởi những con người cụ thể theo những cách

thức cụ thể. Khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng. . Một khi các công ty này tuyển dụng được những nhân viên thích hợp, bước thứ hai đó là đặt những con người thích hợp đó vào những chiếc ghế thích hợp trên xe. Con người là yếu tố rất quan trong trong từng chiến lược marketing xuất khẩu.

2.5.2. Các yếu tố bên ngoài

Chúng ta luôn thấy rằng marketing xuất khẩu là hoạt động rất rộng, không phải chỉ một hay hai doanh nghiệp mà cả ngành cùng tham gia vì nó có liên quan đến

Một phần của tài liệu 58 Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w