II. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ODA:
2. Tình hình huy động ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010:
2.1.Bối cảnh : Thế giới:
Phức tạp, nhiều yếu tố thay đổi làm nền kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng; nguồn ODA của thế giới ngày càng suy giảm, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng càng tăng của các quốc gia đang phát triển và những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu của sự phát triển.
Thế giới thông qua chương trình hành động Accra (3 chữ A) với các hành động ưu tiên nhằm thực hiện thành công tuyên bố Paris về hiệu quả viện trợ vào năm 2010.( Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển; Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi về phát triển; Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển)
Trong nước:
Nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đang từng bước khôi phục.
Quá trình hội nhập của Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO.
2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA
Tiếp nối những thành tựu trong thu hút vốn ODA của giai đoạn 1993-2006, Hội nghị CG 12/2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt Nam sắp bước vào một giai đoạn phát triển mới
Tại Hội Nghị, ta thảo luận với các nhà tài trợ về vấn đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010; phát triển xã hội và môi trường bền vững; xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực; hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ...
Từ đó đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhưng nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu trong kết quả thu hút nguồn vốn ODA.
Thể hiện trong bảng số liệu tổng hợp tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA cho Việt Nam như sau5:
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Cam kết Ký kết Giải
ngân Tỷ lệ ký kết/ cam kết 2006 4450 2.824,5 8 1.78 5 63.47% 2007 5430 3.795,9 2.176 69.91% 2008 5014,6 4.348,5 2.253 86.72% 2009 8.063,7 8 6.131,38 4.10 5 76.04%
a)Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam
Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cam kết mạnh mẽ cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam.
Tổng vốn ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế dành cho VN trong thời kỳ 2007-2010 đạt khoảng 18,51 tỷ USD, nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước (2007 cam kết cho 2008 là 5.43 tỷ USD, 2008 cam kết cho 2009 là
5 Nguồn số liệu: được nhóm tác giả tổng hợp từ bộ kế hoạch đầu tư, bản tin ODA số 32, tài liệu báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ tháng 6/2010 của vụ kinh tế đối ngoại.
5.0146 tỷ USD năm 2009 cam kết cho 2010 là 8.063,78 )6. Trung bình mỗi năm đạt 6.17 tỷ USD, đây là kết quả tiên bộ vượt bậc khi so với mức cam kết 4.45 tỷ USD của 2006 cho năm 2007.
b) Tình hình kí kết vốn ODA cho Việt Nam
Tổng giá trị ký kết trong 3 năm 2007-2009 đạt 14,276 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 77,13% tổng số vốn cam kết. Trong đó: có nhiều chương trình, dự án quy mô lớn và quan trọng như : “xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội” (245,27 triệu USD), “cải thiện môi trường nước thành phố Huế” (182,48 triệu USD), “xây dựng đường cao tốc Bắc Nam (tp.HCM – Dầu Giây)” ((145,43 triệu USD),Đường hành lang ven biển phía nam thuộc tiểu vùng sông Meekong mở rộng” (250 triệu USD),”lưới điện nông thôn Việt Nam (150 triệu USD) ….
c) Tình hình giải ngân vốn ODA
Giải ngân ODA trong 2006-2009 đạt kỷ lục 10,319 tỷ USD (riêng mức giải ngân 2010 được dự đoán sẽ đạt 3,5 tỷ USD7), riêng 3 năm 2007-2009 đạt 8,534 tỷ USD, cao hơn những năm trước rất nhiều (tham khảo bảng số liệu giai đoạn 1993-2006) Tuy nhiên, bộ cũng cho rằng, mức giải ngân vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỉ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực theo đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế theo đại diện nhóm 6 ngân hàng phát triển quốc tế do World Bank đứng đầu lại đánh giá tỉ lệ giải ngân này đạt thấp hơn mức trung bình của khu vực. Hiện tỉ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 20%, trong khi VN chỉ đạt 14%.8
Nhận xét:
Lượng ODA giải ngân trong 2 năm 2007 và 2008 xấp xỉ nhau, ko tăng trưởng mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
6 Nguồn số liệu “Bản tin ODA số 32 (31/05/2009) “Số liệu năm 2010 từ bộ kế hoạch đầu tư
7vốn vay là 3,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là 300 triệu USD, trong đó 558,5 triệu USD là các khoản giải ngân nhanh.
8 Chẳng hạn: dự án sử dụng vốn của WB, trong tháng 3/2010, việc giải ngân chỉ đạt 16% trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình của khu vực là 23%.
Năm 2009, vượt qua khủng hoảng, lượng ODA được giải ngân tăng mạnh Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA được cải thiện rõ rệt, đạt và vượt kế hoạch giải ngân.
2.3 Những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006- 2010
Ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. Bao gồm 5 lĩnh vực sau
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội - Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Và đây là:Thực trạng cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006-20099
Nhận xét:cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực phù
hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010.
2.4 Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: Ngành, lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 – 2010 theo Đề án (%) ODA ký kết 2006- 2009 Dự kiến cơ cấu ODA ký kết (%) Tổng ODA ký kết Cơ cấu ký kết (%) Tổng ODA ký kết (Tỷ USD)
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo
21 4,27 -
4,98 16,77 2,89
2. Năng lượng và công nghiệp 15
3,05 -
3,56 19,44 3,36
3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị
33 6,72 -
7,84 38,32 6,62
4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…)
31 6,31 -
7,37 25,48 4,40
Tổng 100
20,35-
Gia nhập WTO là một bước đệm tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho chúng ta. Vậy gia nhập WTO liệu có tác động gì đến nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam? Nếu có thì đó là những tác động theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực? Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức cũng như đánh giá tác động của các cam kết gia nhập WTO từ góc độ thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, có thể nhận thấy một số tác động đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất: Gia nhập WTO, sẽ thúc đẩy dòng vốn ODA vào Việt Nam, kể cả
về tổng số nguồn vốn và số lượng các nhà tài trợ (đa dạng hóa nguồn tài trợ ODA). Nguyên nhân là, thông qua các nguyên tắc, các định chế của WTO về thương mại, đầu tư v..v.. đã tạo cơ hội cho Việt Nam đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó, sau gần 4 năm gia nhập WTO, với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng trên cơ sở nền chính trị ổn định, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu kinh tế được cộng đồng thế giới đánh giá cao, điều này đã góp phần nâng cao vị thế, mức tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu không ổn định nhưng Việt Nam vẫn là một trong số những nước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA chính vì vậy, ngày càng có nhiều đối tác tin tưởng vào công cuộc đổi mới, và khả năng quả lý, sử dụng hiệu quả đồng vốn này.
Ngoài ra, gia nhập WTO, ngày càng có nhiều quốc gia, đối tác và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì lợi ích kinh tế của mình tại Việt Nam,nên các đối tác, doanh nghiệp này có xu hướng thông qua đại diện của họ trong chính quyền nước mình thúc đẩy tài trợ cho Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam,(nhằm hưởng những ưu đãi, lợi ích từ chính phủ Việt Nam).
Thứ hai: thực hiện các cam kết gia nhập WTO nhất là các cam kết đa
phương sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế. góp phần phát triển và hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý và sử dụng ODA, nhất là hài hoà hoá quy định và thủ tục quản lý và thực hiện dự án ODA với các nhà tài trợ Qua đó nâng cao hiệu quả trong quản lý, giám sát và sử dụng nguồn vốn, đồng thời khi hệ thống pháp lý mang tính minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và hợp lý thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, uy tín nước ta trong mắt nhà tài trợ sẽ được nâng cao, tạo lợi thế trong cạnh tranh thu hút nguồn ODA với các nước trong khu vực.
Thứ ba: hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, càng làm tăng nguy cơ
bị ảnh hưởng bởi những biến động, những khủng hoảng mang tính hệ thống trên thị trường hàng hoá, tài chính, tiền tệ quốc tế. Dẫn đến nguy cơ về sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô, và từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô kéo theo sự bất ổn của toàn bộ nền kinh tế mà việc thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cũng không phải là ngoại lệ.
3. Những nhận định và đánh giá chung cho cả giai đoạn 1993-2010:
3.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA được cải thiện qua các thời kỳ.
So sánh cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giữa các thời kỳ Đơn vị tính: Triệu USD
THỜ I KỲ CAM KẾT KÝ KẾT GIẢI NGÂN Tỷ lệ vốn Ký kết/ cam kết Tỷ lệ giải ngân /ký kết 1993 -1995 6.131 4.858,07 1.875 79.24 % 38.60 % 1996 -2000 11.546, 5 9.008,00 6.142 78.01 % 68.18 % 2001 -2005 14.889, 2 11.237,7 6 7.887 75.48 % 70.18 % 2006 23.849, 17.282,9 10.31 72.47 59.71
-2009 8 7 9 % %
Giá trị tuyệt đối tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA qua các thời kỳ có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ vốn ký kết/ cam kết tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng tương đối nhưng luôn duy trì ổn định trên 70% mỗi thời kỳ, còn tỷ lệ giả ngân/ ký kết tăng nhanh chóng (từ 1993-2005) nhưng có xu hướng chững lại về tỷ lệ (chỉ còn 59,71 % trong giai đoạn 2006-2009) do sự bất ổn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
3.2 Quy mô dự án theo các hiệp định ODA ký kết tăng qua các thời kỳ THỜI KỲ SỐ HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT TỔNG SỐ VỐN (Triệu USD)
QUY MÔ TRUNG BÌNH (Triệu USD) 1993 - 2000 1.025 13.866,07 13,52 2001- 2005 713 11.237,76 15,76 2006 - 2009 298 17.282,97 57,99
Số lượng hiệp định ký kết giảm với tốc độ rất nhanh từ 1025 hiệp định (1993-2000) xuống chỉ còn 298 hiệp định (2006-2009), tuy nhiên tổng số vốn lại có chiều hướng tăng lên, điều này thể hiện quy mô trung bình của dự án tăng lên đáng kể (từ 13,52 triệu USD tăng lên 57,99 Triệu USD). Thể hiện Việt Nam càng ngày càng có sự chọn lọc kỹ càng trong việc thu hút các dự án ODA, và thể hiện mức cam kết không ngừng tăng lên cho mỗi dự án ODA đầu tư tại Việt Nam
3.3 ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ
Cơ cấu vốn vay và viện trợ qua các thời kỳ
Tỷ trọng vốn vay ODA thay đổi theo xu hướng tỷ lệ viện trợ (không hoàn lại) càng ngày càng giảm. Điều này được giải thích là nền kinh tế Việt Nam trong
thời gian qua đã có sự phát triển tốt, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo có thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện, chính vì thế những ưu đãi của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là chúng ta phải tăng cường hiệu suất sử dụng vốn ODA cho hiệu quả để tránh khả năng gây gánh nặng nợ cho các thế hệ tương lai.
3.4Đóng góp của ODA vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao
2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP chuyển đổi sang USD (tỷ USD) 45,30 53,11 60,83 70,99 89,11 86,52 Tỷ trọng ODA trong GDP (%) 3,64 3,36 2,93 3,07 2,53 4,16
Bảng số liệu cho thấy vốn ODA chiếm một tỷ trọng tương đối trong GDP, vì nguồn ODA chủ yếu đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xã hội, nên sử dụng hiệu quả vốn ODA sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa đến những nguồn vốn khác (chẳng hạn như FDI) tạo sự phát triển cho nền kinh tế. Tuy nhiên đừng đề cao quá vai trò của nguồn vốn ODA mà chỉ nên xem ODA là nguồn vốn phụ trợ cho phát triển kinh tế trên cơ sở huy động nội lực và kết hợp hài hòa với FDI.
II.Thực trạng sử dụng :
1.Hiệu quả do vốn ODA mang lại:
Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện. Việt Nam là một địa chỉ như vậy. Và cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất
trên thế giới. Trong Dự thảo Báo cáo đánh giá đợt 2 tình hình thực hiện Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ do ông Marcus Cox, Trưởng đoàn đánh giá độc lập đưa ra lấy ý kiến các nhà tài trợ, Việt Nam đã thể hiện vai trò làm chủ của bên nhận viện trợ, đã tận dụng tốt nguồn vốn ODA và luôn có một “hồ sơ tốt”. Nhờ đó, nhiều nhà tài trợ đã tin tưởng chuyển sang hình thức hỗ trợ ngân sách. Cũng vì thế, Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước nhận ODA lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp nhận viện trợ, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, quyền tự chủ, kiên định đường lối, tư tưởng của nhà nước.
Sau 15 năm tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
1.1 ODA góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng kinh tế
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương, minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.