* Phát triển giáo dục: Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng xã hội là chìa khóa để Việt Nam có thể khẳng định vị trí của mình ở khu vực và trên thế giới.
Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững .
Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ và khoa học - công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng, đ ảm bảo sự hợp lý về cơ cấu, trình đ ộ, ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành.
Theo quan niệm mới về phát triển giáo dục: Phát triển giáo dục phải gắn với phát triển nguồn nhân lực do đó cần phải thực hiện quản lý về phát triển nguồn nhân lực.
Mô hình giáo dục: Đa dạng hóa các loại hình công lập, tư thục, trung tâm học tập cộng đồng và xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến
Quy mô giáo dục: tăng số lượng học sinh đến trường ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông, tăng quy mô đào tạo nghề hàng năm.
Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc các tỉnh và nhiều huyện miền núi có các trường dân tộc nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người , các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường Đại học, cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cở sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường mới được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng.
* Vùng khó khăn: