Thứ nhất, là thiếu vốn đầu tư: Nhìn chung, vốn kinh doanh đồng nghĩa vứi vốn đầu tư của VINAPCO so với các công ty kinh doanh xăng dầu khác là tương đối nhỏ. Thêm vào đó, cơ sở vật chất của công ty đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Mặt khác, công ty cũng đang trong giai đoạn đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng kinh doanh. Vì vậy, vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong công cuộc đầu tư của công ty và là khó khăn lớn đối với công ty trong thời gian sắp tới.
Thứ hai, trong quá trình đầu tư còn dàn trải: Các dự án mà Công ty đã triển khai thực tế cho thấy nhiều khi chưa tập trung vào một mục đích nào cả, do đó vốn đầu tư mà công ty bỏ ra thường gây lãng phí.
Thứ ba, công tác lập dự án đầu tư, đấu thầu, mua sắm trang thiết bị thường chậm. Nhiều khi chính vì vấn đề đó mà gây lãng phí không chỉ về vốn mà còn về thời gian.
Thứ tư, thủ tục đầu tư của nhà nước đối với các doanh nghiệp tương đối phức tạp, thường xuyên thay đổi. Trong những năm gần đây có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý dự án đầu tư, đấu thầu ra đời nhưng cứ vài năm lại thay đổi một lần. Sự thay đổi đó đa phần là mang tính tích cực nhưng bên cạnh đó cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đầu tư của các doanh nghiệp. Nó có thế làm cho các doanh nghiệp chậm tiến độ đầu tư, mất cơ hội đầu tư.
CHƯƠNG II
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XĂNG
DẦU
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai
2.1.1. Dự báo thị trường kinh tế xã hội.
2.1.1.1. Môi trường kinh tế trong nước
- Tăng trưởng kinh tế của cả nước với nhịp độ tương đối cao và ổn định. Dự kiến mức tăng trưởng GDP bình quân của cả nước trong giai đoạn 2006-2010 là 7-9%/ năm.
- Phát triển mạnh du lịch, dự báo trong những năm tới nguồn khách du lịch vào Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 10-11%/năm. Đạt khoảng 5-6 triệu khách du lịch quốc tế và 20-25 triệu khách du lịch nội địa vào năm 2010.
2.1.1.2. Môi trường kinh tế xã hội thế giới và khu vực
- Tình hình an ninh, chính trị thế giới trong những năm sắp tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vận tải hàng không thế giới. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng trên đối với các khu vực Đông Á- Thái Bình Dương (các thị trường chính của Việt Nam Airlines) sẽ ở mức ít nghiêm trọng hơn.
- Nền kinh tế thế giới từ năm 2005 trở đi sẽ vượt qua giai đoạn thoái trào, nhưng ở mức độ hồi phục và phát triển trở lại ở các khu vực sẽ không đồng đều, kinh tế khu vực có thể sẽ hồi phục và tăng trưởng sớm hơn.
năm 2010 (căn cứ theo dự án của tổ chức du lịch thế giới). Thị trường khu vực có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nhờ du lịch nội vùng (chiếm khoảng 80%).
2.1.2. Dự báo thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
Các công ty kinh doanh xăng dầu trên thị trường xăng dầu của Việt Nam hiện nay cũng đang cố gằng hoàn thiện mình hơn nữa mới có thể đối đầu với xu thế phát triển của thị trường trong nước cũng như thế giới. Mỗi hãng sẽ có chiến lược kinh doanh và phát triển riêng biệt nhưng nhìn chung các hãng đều tiến tới một mục đích là làm sao công ty mình lớn mạnh và có thể đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Các Công ty kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam có thể phân ra làm hai nhóm:
2.1.2.1. Nhóm các công ty kinh doanh xăng dầu của Việt Nam
Đến năm 2005, tại Việt Nam co 9 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu đó là:
Bảng số liệu 2.1: Thị phần xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước
STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Thị phần
1 Tổng công ty xăng dầu hàng không VN-Petrolimex 60% 2 Cty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ-PDC 12% 3 Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Pete 11% 4 Công ty dầu khí Tp.Hồ Chí Minh- SaigonPetro 8% 5 Công ty xăng dầu hàng không –VINAPCO 4,5% 6 Công ty thương mại dầu khí –Petechim 1,5% 7 Công ty dầu khí Mê kông-Petromekong 1%
8 Công ty xăng dầu quân đội 1,2%
9 Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 0,8%
(Nguồn: báo tuổi trẻ ngày 12/12/2003)
Trước đây, Tổng Công ty Hàng Hải cũng có chức năng nhập khẩu trực tiếp xăng dầu nhưng đến cuối năm 2003 do vi phạm các quy định
trong quản lý, xuất nhập khẩu xăng dầu nên không được tiếp tục giao nhiệm vụ nhập khẩu nữa.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có quy mô kinh doanh lớn nhất với thị phần khoảng 60% tổng sản lượng nhiên liệu kinh doanh trong toàn quốc. Tiếp đến là Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (PDC) trực thuộc PetroVietNam chiếm 12% thị phần, petec với thị phần khoảng 11% và SaigonPetro với thị phần khoảng 8%. Công ty xăng dầu hàng không đứng thứ tư với thị phần khoảng 4,5% và sản phẩm của công ty được chia ra thành 2 loại: Nhiên liệu hàng không và các sản phẩm dầu mỏ khác.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn trong nước như Petrolimex, Công ty xăng dầu quân đội … đều có mong muốn tham gia thị trường nhiên liệu hàng không, thậm chí họ có thể liên doanh với nước ngoài để đầu tư tham gia thị trường nhiên liệu hàng không. Đây là một thách thức lớn đối với VINAPCO, vì vậy Công ty cần phải có chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay cả trong lĩnh vực nhiên liệu chủ lực của công ty như tập trung đầu tư hệ thống tra nạp bằng đường ống tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, đầu tư nâng cấp các phương tiện kỹ thuật tra nạp nhiên liệu.
2.1.2.2. Nhóm các tập đoàn dầu khí nước ngoài
Các tập đoàn dầu khí nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam là: BP, Castronl (Anh), Shell (Anh- Hà Lan), Caltex, Mobil, Exxon (Mỹ), Total, Elf (Pháp), Ptronas và một số tập đoàn dầu khí của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Liên Bang Nga.
Nhìn chung, các Tập đoàn dầu khí nước ngoài bên cạnh thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, đều hết sức quan tâm đến thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Hiện tại, các tập đoàn này đang
tiến hành kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn, khí gas hoá lỏng, nhựa đường (sản phẩm nhà nước hiện chưa quản lý hạn ngạch nhập khẩu) và luôn sẵn sàng tham gia kinh doanh xăng dầu nếu được Chính phủ Việt nam cho phép.
Qua một vài thống kê và nhận xét trên, có thể khẳng định rằng thị trường kinh doanh của VINAPCO là thị trường cạnh tranh rất gay gắt.
2.1.3. Dự báo thị trường nhiên liệu
2.1.3.1. Tình hình tiêu thụ xăng dầu trong cả nước và dự báo
Những loại nhiên liệu dầu khí hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta gồm:
- Xăng động cơ: Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 01/07/2001 các loại xăng pha chì ( Mogas 83, Mogas 92) được thay thế bằng xăng không chì có trị số Octal đo theo phương pháp nghiên cứu ( Research Octal Number- RON) là 90, 92 và 95. Xăng máy bay nhu cầu tiêu thụ không lớn khoảng 100-150 tấn/ năm và hiện nay hàng không dân dụng rất ít sử dụng. Cùng với sự phát triển giao thông vận tải, số lượng máy móc xe cộ tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ xăng sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.
- Dầu hoả: Được sử dụng rộng rãi làm chất đốt dân dụng và công nghiệp sành sứ (đốt lò nung, đun nấu, thắp sáng), dung môi cho một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng nhân dân chuyển sang sử dụng chất đốt bằng điện, khí đốt hoặc than nên trong tương lai nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa tăng không nhiều.
- Dầu Diesel ( D.O): D.O được sử dụng phổ biến cho các loại động cơ diesel ôtô, máy phản lực, máy phát điện, máy kéo, tầu thuỷ… ở miền Nam việc sử dụng D.O chạy máy phản lực, phát điện nên phổ biến trong những năm gần đây. Nhu cầu tiêu thụ D.O chiếm tỷ lệ khá lớn (48%) trong tổng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
do xu hướng sử dụng khí đốt và than đá, nhu cầu tiêu thụ dầu F.O trong những năm tới không tăng nhiều.
- Nhiên liệu phản lực Jet.A1: Là nhiên liệu đặc chủng chuyên ngành, sử dụng cho vận tải hàng không. Đây là thị trường chủ yếu do Công ty xăng dầu hàng không VINAPCO đảm nhiệm cung ứng. Cùng với sự phát triển của ngành vận tải hàng không trong tương lai nhu cầu tiêu thụ Jet.A1 sẽ tăng mạnh.
- Khí đốt hoá lỏng: Hiện được sử dụng rộng rãi làm chất đốt công nghiệp và dân dụng. Nó là hỗn hợp gồm hai thành phần khí chính là Propan (C3H8) và butal (C4H10) được hoá lỏng ở áp suất cao, nhiệt độ môi trường. Vì các lý do thuận tiện, giá hợp lý, ít ô nhiễm môi trường, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ tăng nhanh.
Trong gia đoạn từ 1996 - 2000 mức tiêu thụ nhiên liệu (các sản phẩm xăng dầu) tại Việt Nam đã tăng từ 5,933 triệu tấn tới 8, 747 triệu tấn, mức tăng bình quân là 12, 04% /năm. Giai đoạn 2001-2005, mức tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu bình quân hàng năm là 7,2%.
Bảng số liệu 2.2: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giai đoạn 1996-2000
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
(triệu tấn)
5,933 5,960 6,852 7,425 8,747
Mức tăng (%) 18,59 0,45 14,97 8,37 17,8 12,04
Bảng số liệu 2.3: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giai đoạn
2002-2006
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Bình
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu (triệu tấn) 9,966 9.955 11,05 0 12,348 13,235 Mức tăng ( %) 9,7 - 0,1 11,0 11,8 13,34 7,2
(Nguồn: số liệu thống kê của Bộ Thương Mại)
Quan sát số liệu thống kê về mức tăng trưởng GDP trong cả nước giai đoạn 1996-2006.
Bảng số liệu 2.4: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 1996-2000
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
Bình quân Giá trị theo giá so
sánh 1994 ( tỷ đồng)
213.833 231.264 244.596 256.272 273.665
Mức tăng GDP( %) 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 6.96
Bảngsố liệu 2.5: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 2002-2006
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006 Bình
quân Giá trị theo giá so
sánh 1994(tỷ đồng) 313.247 335.989 361.827 389.687 392.475
Mức tăng GDP( %) 7,08 7,26 7,69 7,70 8 7,33
(Nguồn: niên giám thống kê)
Ta thấy mức tiêu thụ xăng dầu trong cả nước hàng năm tăng tỷ lệ thuận theo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP và bình quân cao hơn 1-2% tuy nhiên mức chênh lệch đó trong các năm gần đây có xu hướng giảm xuống.
Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, sự phát triển ngày càng tăng của các ngành giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp.
Ta có thể dự kiến được nhu cầu tiêu thụ về xăng dầu tai Việt Nam sẽ ngày càng tăng.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, giai đoạn năm 2006-2010 kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng trong khoảng 7- 8%/năm, mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước 8-9%/năm.
Theo số liệu thống kê phân tích của các cơ quan như Bộ Thương Mại, Tổng công ty dầu khí Việt Nam và một số đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn như Ptrolimex, Petec, Saigon Petro, tỷ lệ phân bố tiêu thụ xăng dầu theo các vùng trong cả nước như sau:
- Vùng kinh tế phía Nam 54% - Vùng đồng bằng sông Cửu Long 11%
- Vùng kinh tế phía Bắc 18%
- Các tỉnh phía Bắc 6%
Bảng số liệu 2.6: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước giai đoạn 2007- 2010 Diễn giải 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 8 8 8 8 8 Tổng lượng tiêu thụ (100%) 13,34 14,41 15,56 16,8 18,14 Trong đó Xăng (21%) 2,80 3,03 3,27 3,53 3,81 Diesel (46%) 6,14 6,63 7,16 7,73 8,34 Dầu lửa (4%) 0,53 0,58 0,62 0,67 0,73 Jet A.1 (4%) 0,53 0,58 0,62 0,67 0,73 Mazut (25%) 3,34 3,59 3,89 4,2 4,53
(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là một khách hàng thường xuyên và lớn nhất của VINAPCO tiếp đến là hãng hàng không quốc tế. Chính vì thế mà kết quả kinh doanh nhiên liệu hàng không của VINAPCO phụ thuộc rất nhiều vào kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá của hãng hàng không có tuyến bay tại Việt Nam, đặc biệt là hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong những năm qua và những dự báo trên, ta có thể dự báo sản lượng nhiên liệu tiêu thụ của VINAPCO đến năm 2010 theo phương án sau:
Loại nhiên liệu 2006 2007 2008 2009 2010 Jet A-1 426.40 0 456.81 5 489.387 524.27 0 561.625 Tăng trưởng 7,1% 7,1% 7,1% 7,1%
Nhiên liệu khác, xăng dầu bán tại đại lý
28.350 29.768 31.256 32.819 34.460 Tăng trưởng 5,0% 5,0% 5,0% 5,0% Tổng cộng 454.75 0 486.58 3 520.643 557.08 8 596.084 Tăng trưởng tổng sản lượng 7,0% 7,0% 7,0% 7,0%
(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)
Trên cơ sở những phương án dự báo trên ta trọn phương án với mức tăng trưởng khoảng 7% là phương án thích hợp nhất. Vì mặc dù tổng sản lượng xăng dầu ngoài hàng không tiêu thụ trong cả nước tăng khoảng 7%/năm. Nhưng do đặc điểm các doanh nghiệp mới được Nhà nước cho phép nhập khẩu trực tiếp xăng dầu chiếm lĩnh một phần thị trường và sẽ có tốc độ tăng sản lượng cao trong những năm đầu. Do đó sản lượng nhiên liệu ngoài hàng không không chỉ có thể tăng trưởng ở mức 5% sản lượng nhiên liệu hàng không tăng cao hơn nhiên liệu khác ở mức trên 7% là hợp lý.
2.2. Mục tiêu phát triển của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam
2.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam dầu hàng không Việt Nam
►Quan điểm phát triển
Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (VINAPCO) là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Hàng không nhưng có đặc điểm kinh doanh đặc thù là kinh doanh xăng dầu. Trong những năm vừa qua, VINAPCO đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà nước và của ngành hàng
không dân dụng giao cho và có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2010, VINAPCO ý thức sâu sắc những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của mình. Vì thế, VINAPCO đã và đang xây dựng một chiến lược phát triển cho tương lai. Cụ thể, những chiến lược phát triển của VINAPCO trong tương lai gần đây là:
Sự phát triển của VINAPCO phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự lớn mạnh của Tổng công ty hàng không Việt Nam, gắn sự phát triển của VINAPCO với sự cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên, lao động.
Mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác thương mại và kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ làm ăn.
Từng bước hòa nhập và khẳng định vị trí, uy tín trong cộng đồng kinh doanh xăng dầu khu vực Đông Nam Á.
Hợp tác liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam và bạn hàng trong nước.
Phát huy nội lực và dựa vào các ưu thế của VINAPCO, các nguồn lực trong nước….
VINAPCO luôn coi con người là yếu tố quyết định đối với sự phát