Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực học tập bài tập vật lí của học

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh miền núi khi dạy học bài tập vật lý chương Động lực học và vật rắn (Trang 35)

TẬP BÀI TẬP VẬT LÍ CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI

1.7.1. Đặc điểm học sinh miền núi [22,28]

Qua quá trình tìm hiểu và thực tế dạy học ở trường THPT miền núi chúng tôi có thể tóm tắt một số đặc điểm của học sinh THPT miền núi như sau:

* Về điều kiện kinh tế - xã hội: Đa phần gia đình học sinh là nông thôn thu nhập thấp, kinh tế không ổn định. Dân cư sống ở những vùng có địa hình khó khăn, sống xa nhau, xa trường. Điều kiện phương tiện thiếu thốn nên đi lại khó khăn, điều đó gây cản trở không ít đến việc học tập của các em.

* Về ngôn ngữ tiếng Việt: Do phần đa các em là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh sống khó khăn, ít được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại nên ngôn ngữ tiếng Việt còn nghèo, nhiều khi trong lớp các em giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình; kĩ năng đọc, diễn đạt câu, phát âm các thuật ngữ khoa học nhiều khi chưa chính xác. Kĩ năng viết và diễn đạt bài kiểm tra còn lủng củng và không lôgic.

* Về khả năng tư duy của học sinh: Học sinh miền núi thường tư duy chậm, khi gặp tình huống phức tạp thường ngỡ ngàng bối rối, không nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết vấn đề.

Khả năng tư duy trừu tượng, tư duy lôgic, tư duy biện chứng chưa cao, các em thường xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ riêng lẻ, tĩnh và đơn giản. Các em quen với tư duy cụ thể, tiếp thu tri thức theo kiểu bắt chước, dập khuôn, máy móc. Nên khi gặp bài toán phức tạp các em thường không tích cực suy nghĩ mà chờ sự hướng dẫn của giáo viên hoặc của người khác.

Khả năng vận dụng liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn còn hạn chế. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn yếu hơn so với học sinh miền xuôi và thành thị.

* Về nhân cách trong giao tiếp: Các em sống hồn nhiên, vô tư, có tình cảm yêu - ghét rõ ràng. Có lòng tự trọng cao, bản tính thật thà, nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc. Nhưng học sinh miền núi cũng rụt rè, ít nói và có lòng tự ti dân tộc rất cao.

1.7.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực học tập bài tập Vật lí của học sinh THPT miền núi

Trên cơ sở phân tích lí luận về tính tích cực, tính tự lực nhận thức của học sinh, tìm hiểu đặc điểm học sinh miền núi và thực trạng dạy học bài tập vật lí của học sinh THPT miền núi, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh miền núi qua rèn luyện giải bài tập vật lí như sau:

a. Lựa chọn bài tập phù hợp vừa sức với học sinh miền núi

- Hệ thống bài tập được lựa chọn cần chú ý đến yêu cầu đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng thực hành giải bài tập; đồng thời phải chú ý sao cho vừa sức với học sinh để gây được hứng thú cho học sinh đối với công việc giải bài tập. Từ đó phát huy được tính tích cực và tự lực trong học tập của học sinh.

- Để kích thích hứng thú cho học sinh nên chọn những bài tập có nội dung thực tế, gần gũi với đời sống, sản xuất của các em. Ngoài ra cũng cần lựa chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những bài tập mang những yếu tố nghiên cứu, mở rộng, nâng cao nhằm phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh, để học sinh không chỉ áp dụng một cách máy móc các công thức vật lí mà cần suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận, vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài tập. Khi học sinh đã tìm ra phương hướng giải thì sẽ gây được hứng thú cho bản thân, từ đó phát huy được năng lực tự lực giải bài tập.

- Hệ thống bài tập được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Số lượng bài tập trong hệ thống phải phù hợp với thời lượng của chương trình học, thời gian học ở nhà của học sinh. Tránh sự quá tải để học sinh ngại học.

+ Các bài tập được sắp xếp trong mỗi chủ đề phải từ dễ đến khó, phù hợp với nội dung kiến thức cần vận dụng và trình độ tư duy của học sinh.

+ Hệ thống bài tập phải góp phần khắc phục những khó khăn chủ yếu, những sai lầm phổ biến của học sinh trong học tập, làm rõ được những kiến thức mà lí thuyết đề cập chưa đầy đủ.

+ Mỗi bài tập phải đóng góp một phần nào đó vào việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã chiếm lĩnh được, phát triển được năng lực của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. Mỗi bài tập sau phải đem lại cho học sinh một điều mới lạ nhất định và một khó khăn vừa sức.

- Để lựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp với học sinh, giáo viên có thể tiến hành như sau: xác định kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững, các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong mỗi chủ đề. Từ đó lựa chọn các bài tập cho mỗi chủ đề có yếu tố mới cần vận dụng giải bài tập mà trước khi học kiến thức ấy học sinh không thể nghĩ ra được.

b. Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp và các phƣơng tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập vật lí

- Sử dụng phương pháp mô hình, phương pháp tương tự trong dạy học bài tập vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại: sử dụng máy vi tính, máy chiếu dễ dàng đưa ra các bảng so sánh, đối chiếu một cách nhanh chóng; hoặc trình chiếu đồng thời các hiện tượng, các quá trình có tính tương tự để học sinh dễ dàng thực hiện các thao tác tư duy tương tự. Ngoài ra sử dụng máy vi tính có thể tạo ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các mô hình: hình vẽ tĩnh, hình động, phần mềm mô phỏng,...có thể giúp học sinh dễ nhận ra bản chất của hiện tượng nêu ra trong bài toán, thay vì dùng lời để mô tả học sinh khó tưởng tượng hơn. Từ đó giúp cho các em định hướng và tìm tòi cách giải quyết bài toán nhanh chóng và chính xác hơn.

- Sử dụng phương pháp thí nghiệm lí tưởng với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập vật lí: các thí nghiệm lí tưởng thường khó thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm ở trường phổ thông, nên giáo viên thường dùng lời để mô tả cùng với các hình vẽ tĩnh. Để tăng cường tính hiệu quả của phương pháp thí nghiệm lí tưởng giáo viên có thể sử dụng các phần mềm dạy học để giới thiệu các thí nghiệm với tính trực quan cao.

 Nhờ phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ trong quá trình dạy học đã phát huy tốt tính tích cực và tự lực giải bài tập vật lí của học sinh.

c. Tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực giải bài tập vật lí

* Tạo tình huống có vấn đề trong giải bài tập vật lí

Giáo viên soạn thảo những nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề tương ứng với nhiệm vụ cần thực hiện giải bài tập để giao cho học sinh, sao cho nhiệm vụ đó được học sinh hăng hái đảm nhận thực hiện theo sự suy nghĩ của mình. Tất yếu học sinh sẽ gặp khó khăn, ý thức được vấn đề và do khó khăn là vừa sức nên học sinh có thể tự chủ, tích cực suy nghĩ tìm tòi để vượt qua khó khăn để giải quyết vấn đề. Trong sự khó khăn đó, cùng với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ xây dựng được cho mình tri thức khoa học sâu sắc, vững chắc và có thể vận dụng được ở những giai đoạn sau. Từ đó năng lực tự lực cùng với sự tích cực của học sinh sẽ được nâng cao.

* Phát huy tác dụng của việc trao đổi giữa các cá nhân và hợp tác trong nhóm nhỏ

Các cá nhân trong một lớp học có trình độ tư duy không đồng đều tuyệt đối nên trước mỗi vấn đề, mỗi chủ đề kiến thức thì mỗi học sinh sẽ có một sự hiểu biết nhất định.

Trong quá trình giải bài tập vật lí, sự hình thành tri thức của học sinh sẽ được tạo thuận lợi và có hiệu quả hơn nhờ sự trao đổi, tranh luận giữa các thành viên. Sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp tác trong một nhóm giúp các thành viên chia sẻ băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân. Bài học trở thành sự tự học hỏi lẫn nhau không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thông qua việc trao đổi giữa các cá nhân giúp cho mỗi học sinh tự sửa sai, có chủ kiến trước những vấn đề tìm ra: đúng hay sai, phù hợp hay chưa phù hợp.

Khi học sinh giải được bài tập sẽ kích thích được hứng thú từ đó phát huy được tính tích cực và tự lực của bản thân.

* Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ qua hình thức vấn đáp - đàm thoại

Khi giải quyết một vấn đề nêu ra, không đơn thuần chỉ là sự độc thoại của chỉ riêng giáo viên hoặc riêng học sinh. Giáo viên cần nêu ra những câu hỏi phù hợp và sát với yêu cầu của bài học để học sinh trả lời hoặc tranh luận với nhau, với cả giáo viên, qua đó học sinh có phương hướng để tìm ra lời giải cho bài toán.

Đối với những bài toán phức tạp hoặc có nhiều yếu tố mới đối với khả năng tự lực giải bài tập của học sinh thì giáo viên sử dụng hình thức vấn đáp-đàm thoại để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. Hoặc khi cần tìm hiểu đề bài thì giáo viên cũng cần đưa ra những câu hỏi giúp học sinh định hướng được những cái cần tìm trong bài toán.

 Thông qua những câu hỏi giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh đi đến cái đích cần tìm, vừa tạo được sự gần gũi giữa thầy và trò, từ đó tạo cho học sinh có được niềm tin và kích thích được tính tích cực và tự lực giải bài tập.

d. Chú trọng rèn luyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập

- Kĩ năng thực hiện các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, rút gọn phân số, giải phương trình, vẽ đồ thị, ... rèn thao tác bấm máy tính, cách sử dụng máy tính để tìm nghiệm phương trình, hệ phương trình.

- Kĩ năng nói, diễn đạt một vấn đề trước tập thể. Kĩ năng viết, trình bày lời giải bài tập, trình bày bài kiểm tra rõ ràng, mạch lạc, khoa học.

- Kĩ năng viết đúng đơn vị đo của các đại lượng, cách tìm đơn vị đo của các đại lượng từ các công thức tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi học sinh đã giải được một bài toán, biết trình bày một cách khoa học, và biết diễn đạt trước đám đông thì họ sẽ tự tin và từ đó khích lệ được nhiệm vụ giải bài tập tiếp theo.

e. Kiểm tra, đánh giá và khuyến khích sự tự kiểm tra, đánh giá của học sinh khi giải bài tập vật lí

* Tiến hành kiểm tra, đánh giá: việc kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành ở sau mỗi chủ đề kiến thức, mỗi chương, mỗi phần; ở đầu hoặc cuối giờ học thậm chí ngay trong tiến trình của giờ dạy học. Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học như máy vi tính, máy chiếu để hỗ trợ đưa hệ thống câu hỏi và bài tập để kiểm tra nhanh ở đầu hoặc cuối mỗi giờ học; sử dụng các phần mềm dạy học như powerpoint, violet để thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, trò chơi ô chữ, câu hỏi điền khuyết... nhằm gây hứng thú cho học sinh. Và giáo viên cũng có thể kiểm tra nhanh chóng kết quả hoạt động giải bài tập của học sinh nhờ sử dụng máy chiếu, máy vi tính.

* Khuyến khích sự tự kiểm tra, đánh giá của học sinh khi giải bài tập vật lí

Để vai trò độc lập, tự lực của học sinh được nâng cao thì giáo viên tập dượt cho học sinh tự kiểm tra đánh giá trong quá trình giải bài tập vật lí. Mỗi câu trả lời, mỗi bước thực hiện giải bài tập cần tự kiểm tra lại bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

+ Câu trả lời có phù hợp với yêu cầu câu hỏi đặt ra không?

+ Các mối liên hệ đã xác lập như hệ thức, đại lượng vật lí viết đã đúng chưa? + Việc thực hiện phép tính đã đúng chưa? Đơn vị của từng đại lượng đã đúng chưa?

+ Giải theo cách khác có cho cùng kết quả không? Có cách nào ngắn gọn và khoa học hơn không?

Học sinh có thể sử dụng các công cụ tự kiểm tra kết quả giải bài tập của mình như đáp số, lời giải, đáp án của bài toán.

Dưới sự định hướng của giáo viên, việc tự kiểm tra, đánh giá sẽ xác định đúng đắn khả năng học tập của bản thân người học, góp phần phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh, từ đó giúp học sinh tìm ra phương hướng chất lượng cho quá trình học tập tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong hoạt động học tập. Phân tích và làm rõ khái niệm, tác dụng, phân loại và các bước giải bài tập vật lí.

Tìm hiểu về thực trạng dạy học bài tập vật lí ở một số trường THPT miền núi, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế của việc dạy và học. Trên cơ sở phân tích lí luận, tìm hiểu đặc điểm học sinh miền núi và thực trạng dạy học bài tập vật lí ở trên, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh miền núi trong quá trình dạy học như sau:

1. Lựa chọn bài tập phù hợp vừa sức với học sinh miền núi;

2. Sử dụng phối hợp các phương pháp và các phương tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập vật lí;

3. Tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực giải bài tập vật lí;

4. Chú trọng rèn luyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập;

5. Kiểm tra, đánh giá và khuyến khích sự tự kiểm tra, đánh giá của học sinh khi giải bài tập vật lí.

Vận dụng những lí luận nghiên cứu nêu trên, chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học một số chủ đề bài tập chương Động lực học vật rắn theo hướng của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II

XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ BÀI TẬP CHƢƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN (VẬT LÍ 12 - NÂNG CAO) 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƢƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN

2.1.1.Vị trí, vai trò của chƣơng

* Vị trí: Chương Động lực học vật rắn là chương đầu tiên trong chương trình Vật lí lớp 12 Nâng cao, mà ở chương trình cơ bản không đề cập đến. Chương này được đưa vào chương trình phổ thông từ năm học 2008-2009.

* Vai trò: Phần cơ học lớp 10 đã nghiên cứu chuyển động tịnh tiến của chất điểm, chuyển động quay của vật, cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của các vật khác. Chương động lực học vật rắn ở lớp 12 nghiên cứu về sự chuyển động quay của

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh miền núi khi dạy học bài tập vật lý chương Động lực học và vật rắn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)