Giải pháp kích cầu đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Kích cầu đầu tư - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 89 - 92)

V. Các giải pháp kich cầu đầu tư trong dài hạn

2.Giải pháp kích cầu đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, về nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư,

Chính phủ chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân...

Thứ 2, Nhóm giải pháp về quy hoạch. Theo đó, công bố rộng rãi các quy

hoạch đã được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, quán triệt và thực hiện thống nhất quy định của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch...

Thứ 3, là nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, bao gồm tổng rà soát, điều

chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Thứ 4, trong nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN đào tạo lao động ở các trình độ, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.

Thứ 5, là nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước

đối với hoạt động ĐTNN. Theo đó, Trung ương và địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án ĐTNN. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐTNN, tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN...

Thứ 6, là nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, gồm nghiên cứu đề xuất

chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm, tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương...

Bên cạnh 6 nhóm trên, Chính phủ cũng đề ra một số giải pháp khác như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...

Trên cở sở tìm hiểu lý luận chung về đầu tư và kích cầu đầu tư, xem xét các nhân tố tác động tới kích cầu đầu tư, nhận thức kích cầu có tác dụng rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và mang tính tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của kích cầu đầu tư càng phát huy tác dụng trong giai đoạn nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái hay khủng hoảng. Tiếp đó, nhóm thảo luận đã phân tích các công cụ và biện pháp mà chính phủ sử dụng trong giai đoạn hiện nay và tham khảo kinh nghiệm kích cầu đầu tư của các quốc gia trên thế giới chúng em đã thấy được sự vận dụng lý thuyết kích cầu đầu tư vào thực tiễn qua đó đề xuất những giải pháp để thực hiện chính sách này sao cho có hiệu quả.

Bài thảo luận cho thấy chính sách kích cầu trong thời kỳ suy thoái là một công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và bình ổn. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại những hạn chế. Biểu hiện rõ nét nhất là sự đánh đổi giữa tính hiểu quả và công bằng, mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn, phát triển và lạm phát. Nhận thức được những hạn chế này sẽ giúp chính phủ có được những sự lựa chọn thích hợp trong việc thực thi chính sách. Những chính sách can thiệp của nhà nước nên dừng ở mức độ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, dần nâng cao khả năng tự chủ dựa vào nội lực là điều cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực của những biến động cả về kinh tế, chính trị, xã hội.

Trong quá trình làm bài thảo luận chúng em còn có những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp và nhận xét từ thầy giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

1. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương, Giáo trình “Kinh tế đầu tư” NXB Đại học kinh tế quốc dân

2. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng ,Nguyễn Đức Nhật, Chính sách Kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển , Trung tâm Phân tích và Dự báo

3. Bài tiểu luận bộ môn kinh tế vi mô : Chính sách kích cầu của Việt Nam , khoa kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

4. Lê Thế Giới, Các giải pháp thu hut đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển

5. Phạm Văn Sơn, Thực hiện " Gói kích cầu" và những bất cập cần khắc phục, Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi Tạp chí số: Tạp chí Số 15 Năm xuất bản: 2009 6.Nguyễn Minh Phong, Tác động "Kích Cầu" nhìn từ 2 phía, Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi Tạp chí số: Tạp chí Số 9 Năm xuất bản: 2009

7. J.Keynes: Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước

8. Trần Đình Thiên, 2009. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt Nam và giải pháp ứng phó. Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới- chính sách ứng phó của Việt Nam”. Viên Kinh tế Việt Nam.

9. TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM 15 NĂM (1993-2008) ngày 19/10/2010 , cổng thông tin điện tử Sở KH&ĐT Hà Nội

10. TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2007 của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

11. Giáo trình “Kinh tế phát triển” _ NXB ĐH KTQD Website:

Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Kích cầu đầu tư - Lý thuyết và thực tiễn (Trang 89 - 92)