II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng ôn tập
3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập
Làm bài tập là hoạt động vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc thực hành theo nhiều mức độ khác nhau. Việc giải các bài tập vật lí có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tƣ duy định hƣớng HS một cách tích cực, khả năng vận dụng kiến thức cũng nhƣ giải quyết vấn đề của HS.
Các bài tập luyện tập có thể có nhiều thể loại và hình thức khác nhau bao gồm:
- Bài tập định tính dƣới dạng các câu hỏi ôn tập: câu hỏi có thể chỉ yêu cầu ở mức độ tái hiện kiến thức, cũng có những câu hỏi đòi hỏi HS phải đọc lại toàn bộ bài học, sử dụng các thao tác tƣ duy phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm câu trả lời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bài tập trắc nghiệm có phản hồi hƣớng dẫn: hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi hƣớng dẫn đƣợc xoạn thảo một các công phu dựa trên sự phân tích các sai lầm phổ biến của HS đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ, một phƣơng tiện để định hƣớng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của HS, đồng thời cũng là một phƣơng tiện để HS tự kiểm tra đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của mình.
- Bài tập lập sơ đồ graph tóm tắt bài học: bài tập dạng này có thể có các mức độ:
+ Mức độ một: cho trƣớc sơ đồ, yêu cầu HS chuyển hóa từ sơ đồ tóm tắt sang bản tóm tắt bằng lời.
+ Mức độ hai: cho trƣớc sơ đồ nhƣng còn khuyết một số nội dung, yêu cầu HS bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ.
+ Mức độ ba: yêu cầu HS tự lập và hoàn chỉnh sơ đồ thể hiện nội dung kiến thức và logíc hình thành kiến thức trong bài học.