Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)

II. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương

6.Đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Hải Dương dồi dào nhưng số lao động có trình độ cao còn rất thấp.

Do đó tỉnh Hải Dương phải tạo được chuyển biến cơ bản về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, tạo động lực đẩy nhanh CNH – HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong từng ngành và lĩnh vực của nền kinh tế; nâng cao ý thức chấp hành thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các trường dạy học và các trung tâm dạy nghề của Hải Dương phải đước mở rộng hơn nũa về số lượng và loại hình đào tạo, chất lượng của các trung tâm dạy nghề phải được nâng cao hơn mới có thể đáp ứng đựoc những yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách giáo dục của các cơ quan, ban nghành lãnh đạo của tỉnh.

Phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp-dạy nghề

Việc UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển các trung tâm KTTH-HN- DN giai đoạn 2006-2010 thể hiện đã đi trước, đón đầu được yêu cẩu cấp thiết về hướng nghiệp, dạy nghề. Các mục tiêu, giải pháp của đề án được hoạch

định vừa phù hợp với điều kiện cụ thể trước mặt còn rất khó khăn của tỉnh, đồng thời cũng vừa đáp ứng được yêu cầu, xu hướng phát triển sau này. Theo đề án, giai đoạn 2006-2007, tỉnh tiếp tục nâng cấp các trung tâm hiện có (Thanh Hà, Nam Sách, Hải Dương, Tứ Kỳ), phấn đấu đến năm 2010 có 2 trung tâm đạt chuẩn quốc gia, nếu điều kiện cho phép sẽ thành lập thêm 1-3 trung tâm mới...

Trong những năm tiếp theo, căn cứ điều kiện cụ thể và kinh phí cho phép, xây dựng mới trung tâm KTTH-HN-DN ở những huyện chưa có. Các trung tâm phải được xây dựng theo hướng đủ điều kiện để đạt chuẩn quốc gia, dạy được các nghề theo quy định và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; quy mô mới trung tâm là 130 lớp, dạy tối thiểu 13 nghề trong 5 nhóm nghề quy định. Với xuất phát ban đầu chỉ có 4 trung tâm, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, việc thực hiện các mục tiêu của đề án phải hết sức khẩn trương mới có thể bảo đảm được tiến độ. Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo nhận thức đúng đắn về việc phát triển các trung tâm KTTH- HN-DN, từ đó thu hút được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương chăm lo, đầu tư cho phát triển các trung tâm. Đồng thời các trung tâm cần thực hiện tốt thu hút các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp để dần thay đổi cách nhìn nhận của các cấp, các ngành về vai trò của mình; thay đổi tâm lý học sinh và nhân dân trong việc học nghề, lựa chọn nghề nghiệp. Các phòng giáo dục huyện, thành phố cần tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương để xây dựng đề án với lộ trình phù hợp và sớm có quy hoạch diện tích xây dựng các trung tâm.

Không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề

Nếu như năm 2000 trên địa bàn tỉnh Hải Dương chỉ có 13 cơ sở dạy nghề thì đến nay đã có hơn 30 cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cho hơn 70000 người.

Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hoạt động dạy nghề, năm 2000 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương quyết định thành lập Trường công nhân kỹ thuật với quy mô đào tạo 500 học sinh hệ dài hạn/năm, 300 học sinh hệ ngắn hạn/năm, đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp các trung tâm Dịch vụ việc làm, củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện. Tháng 4/2002 thành lập quỹ khuyến nông tỉnh, cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề, truyền nghề cho người lao động nhằm tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến các huyện, thành phố được cũng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng và từng bước hoạt động có hiểu quả. Sau 4 năm đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 3.784 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 340.000 lượt nông dân. Quỹ khuyến công được thành lập từ tháng 4/2002 đã hỗ trợ 794,6 triệu đồng cho các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã khôi phục và phát triển làng nghề, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho 2.320 lao động nông nghiệp nông thôn.

Do làm tốt công tác nâng cao số lượng và chất lượng lao động trong đào tạo nghề nên trong thời gian qua tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80% ; 100% lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài được đào tạo giáo dục định hướng chất lượng cao. Kết quả đã giải quyết việc làm cho 87.764 người, trong đó lao động có thời hạn ở nước ngoài là có 11.067 người.

Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dạy nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập, cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và người học cũng đóng góp một phần không nhỏ. Qua 4 năm người học nghề và các cơ sở cử lao động đi học nghề đã đóng 14.632,467 tỷ đồng học phí (chiếm 29,32% tổng chi cho dạy nghề 4 năm là 49.908,882 tỷ đồng).

Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 952 triệu đồng để miễn, giảm chi phí học nghề ngắn hạn cho 1.190 học sinh thuộc các đối tượng con thương

binh, liệt sỹ, học sinh có hộ khẩu miền núi...;hỗ trợ 50% kinh phí học nghề cho các cơ sở dạy nghề cho các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Chỉ riêng năm 2004 tỉnh đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho dạy nghề, tạo việc làm cho 20 lao động ở phường Thanh Bình.

Năm 2004 thực hiện Đề án thí điểm dạy nghề cho nông dân ở 6 huyện, thành phố, với nguồn kinh phí 1.000 triệu đồng từ ngân sách Trung ương, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức dạy nghề cho 1.258 nông dân, tập trung vào các nghề: mây giang xiên, móc, sửa chữa xe máy, may, tin học cơ sở, kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt. Kết quả, hầu hết số lao động học nghề tiểu thủ công nghiệp đều việc làm; học viên học nghề chăn nuôi, thú y và kỹ thuật trồng trọt sau khoá học đã thành lập được các hội trồng cây, chăn nuôi giúp nhau phát triển ngành nghề, tiêu thụ sản phẩm.

Phát huy các kết quả đạt được, năm 2007 tỉnh Hải Dương dạy nghề cho 17.170 người; mở 1400 lớp khuyến nông tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 100.000 lượt nông dân và 12 lớp khuyến công dạy nghề và tạo việc làm cho 1.800 lao động. Phấn đấu tạo việc làm cho 33.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 25%.

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)