III. MỘT SỐ KÍÊN NGHỊ VỚI CÁC NGÀNH CHỨC NĂNG
1. Một số kiến nghị với Nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều đều phải tuân thủ những quy định của nhà nước và pháp luật. Để kích thích mọi ngành nghề phát triển nhà nước când tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với nước ta hiện nay.
- Các giải pháp hỗ trợ về thuế và các thủ tục
Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế. Đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản, dễ hiểu để thực hiện khuyến khích và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Chính vì vậy, hệ thống thuế nói chung và thuế đối với các lĩnh vực xuất khẩu nói riêng bao gồm các nội dung lớn là: Ban hành một hệ thống thuế đồng bộ, xem xét lại các nội dung phạm vi điều chỉnh và thuế xuất của tất cả các sắc thuế.
Bên cạnh đó nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu hơn nữa thì Quốc hội cần xem xét điều chỉnh việc giảm, miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước đã coi ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước thì nên giảm thuễ xuất khẩu để khuyến khích ngành may phát triển, để tăng vị thế hàng may mặc Việt Nam trên thế giới. Đối với nguyên vật liệu chính phải nhập khẩu như bông, vải sợi và áp dụng thuế ưu đãi đối với các nguyên phụ liệu trong nước để chủ động sản xuất hàng xuất khẩu và lại có thể tăng thuế này lên đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời đảm bảo sản xuất nguyên liệu trong nước.
Hiện nay thời hạn tạm mượn thuế nhập khẩu để sản xuất trong nước là 90 ngày. Như vậy là quá ngắn bởi vì từ khẩu ký kết hợp đồng mua nguyên phụ liệu sản xuất và xuất khẩu khó có thể thực hiện được trong thời gian đó . Vì thế Nhà nước cần điều chỉnh một thời gian hợp lý hơn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 120 ngày đến 180 ngày để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động xuất khẩu .
- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.
Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống đến mức thấp nhất/ Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việ ổn định chính trị và kinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của các nước nói riêng.
Ngoài ra, nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá. Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng hiệu quả.
Việt Nam đang trong quá trình cải cách về mặt thể chế . Do vậy cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện một môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trước hết là trong nước.
- Giải pháp hỗ trợ về vốn
Công ty may Hồ Gươm là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kịnh doanh của Công ty có hiệu quả, song để đáp ứng được nhu cầu ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty thì vấn đề vốn là vấn đề luôn được đặt ra. Do vậy để tạo điều kiện cho Công ty phát triển hơn nữa thì nhà nước và tổng Công ty cần hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho các Công ty nói chung và Công ty may Hồ Gươm nói riêng mở rộng quy mô kinh doanh. Nhà nước và Tổng công ty có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vayp hù hợp với điều kiện của Công ty. Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%. Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và Công ty may Hồ Gươm nói riêng. Đồng thời Hiệp hội cũng phải thực hiện tốt vai trò là cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện về số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.
Đồng thời Hiệp hội nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như Tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP). Tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO). Dự án Sông Mekong (MPDF). Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ). Tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), cũng như với các tổ chức nước ngoài có liên quan để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Hy vọng rằng trong tương lai với sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, của Nhà nước, nghành Dệt may Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng, thực sự trở thành ngành có vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới
KẾT LUẬN
Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Công ty may Hồ Gươm nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Không có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các Công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có nhứng chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này thì chắc chắn trong tương lai không xa ản phẩm của Công ty may Hồ Gươm sẽ có một vị thế mạnh trên cả thị trường trong nước và thế giới. Với khả năng của một Sinh viên mới qua quá trình thực tập ngắn. Em hy vọng với các biện pháp này dù không nhiều song phần nào là tư liệu cho việc đề ra chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Cạnh tranh - đây là đây là một đề tài còn hết sức mới mẻ. Nhiều khái niệm, lý luận còn chưa được thông suốt trong giới chuyên môn. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa có cơ sở rõ ràng để làm chỗ dựa cho việc phân tích. Do đó quá trình hoàn thành đề tài em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty may Hồ Gươm, được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo GS- TS Phạm Vũ Luận và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS Lê Dăng Doanh,Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân(1998), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”,Nxb Lao động, Hà nội.
2. TS Phạm Công Đoàn,TS Nguyễn Cảnh Lịch(1999), “Kinh tế doanh nghiệp thương mại", Nxb Quốc gia, Hà nội.
3. GS - TS Phạm Vũ Luận(2001), “Quản trị doanh nghiệp thương mại”, Nxb Quốc gia, Hà nội.
4. Thái Quy Sa(1999), “Cạnh tranh cho tươn lai”, Trung tâm thông tin hoá chất, Hà nội.
5. Kotler Phillip (1999), “Quản trị Maketing”, Nxb Thống kê, 6. Michael E. Potter(1996), “Chiến lược cạnh tranh”,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
8. Các tài liệu liên quan đến Công ty may Hồ Gươm. 9 . Tài liệu Tạp Chí Thương Mại, các số ra năm 2002.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:...1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH...2
I. LÝ THUYẾT CẠNH TRANH ...2
1. khái niệm cạnh tranh ...4
2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh...4
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân...4
2.2. Đối với doanh nghiệp...5
2.3. Đối với ngành ...6
2.4. Đối với sản phẩm...6
3. Các hình thức cạnh tranh...6
3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh...6
3.2. Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh...7
3.3. Căn cứ vào phạm vi kinh tế...9
4. Các công cụ cạnh tranh...9
4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm ...9
4.2. Cạnh tranh bằng gía cả ...11
4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối...12
4.4. Cạnh tranh bằng chính sách maketing...13
5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh...14
II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP...16
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh...16
2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực canh tranh...20
2.1. Thị phần...20
2.2. Năng suất lao động...21
2.4. Uy tín của doanh nghiệp...23
2.5. Năng lực quản trị...24
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...24
3.1. Các nhân tố chủ quan...24 3.1.1 Khả năng tài chính...24 3.1.2. Nguồn lực vật chất kỹ thuật...25 3.1.3. Nguồn nhân lực ...25 3.2. Các nhân tố khách quan...27 3.2.1. Nhà cung cấp...27 3.2.2. Nguồn lực vật chất kỹ thuật...28
3.2.3 Các đối thủ cạnh hiện tại và tiềm ẩn...29
3.2.4. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế...30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM...31
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM...31
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Hồ Gươm...31
2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty...33
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân phối cấp quản lý của Công ty may Hồ Gươm...35
4. Môi trường kinh doanh của Công ty...37
4.1. Môi trường kinh doanh trong nước...37
4.2. Môi trường kinh doanh quốc tế...38
4.3. Môi trương cạnh tranh của Công ty...39
II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM...40
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty...40 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố
nội lực...46
2.1. Nguồn lực tài chính và vật chất...46
2.2. Nguồn nhân lực...49
2.3. Chiến lực kinh doanh ...51
2.4. Uy tín của Công ty...53
3. Phân tích khả năng cạnh tanh của Công ty thông qua các công cụ...53
3.1. Chất lượng sản phẩm...53
3.2. Chính sách gíá cả...54
3.3. Hệ thống phân phối...55
3.4. Giao tiếp, khuếch trương...56
4.Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu...56
4.1. Thị phần...56
4.2. Năng suất lao động...60
4.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận...61
III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VIỆC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY...62
1. Những thành tựu đã đạt được ...62
2. Những mặt còn tồn tại...65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM...68
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA CÔNG TY MAY HỒ GƯƠM NÓI RIÊNG ...68
1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước ...68
2. Tình hình phát triển kinh tế thế giới...69
3. Phương hướng phát triển của ngành...71
4. Phương hướng phát triển của Công ty may Hồ Gươm...73
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY...75
Giải pháp2: Chính sách giá hợp lý...76
Giải pháp 3: Phát triển các kênh phân phối sản phẩm của Công ty...77
Giải pháp 4: Nâng cao hoạt động Marketing...79
Giải pháp 5: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên...79
Giải pháp 6: Giải pháp về mẫu, mốt...81
Giải pháp7: Gải pháp về phát triển thị trường...82
Giải pháp 8: Giải pháp về công nghệ...83
Giải pháp 9: Giải pháp huy động vốn...84
Giải pháp 10; Tăng năng suất lao động...84
III. MỘT SỐ KÍÊN NGHỊ VỚI CÁC NGÀNH CHỨC NĂNG...85
1. Một số kiến nghị với Nhà nước...85
2. Một số kiến nghị với Tổng công ty may Việt Nam...87