III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam
1. Kinh nghiệm nước ngoài: Tại Đức
- Tại Đức
• Việc cải tạo, xoá bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng
• Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng sử dụng phổ biến nhất so với các phương tiện khác. Luật Séc được xây dựng trên cơ sở Công ước Thế giới về Séc ban hành năm 1933
• Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức các Trung tâm xử lý và thanh toán séc.
• Hiện nay Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác.
- Tại Hàn Quốc
+ Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80%.
+ Vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán.
+ Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên tại Seoul, do cơ quan Thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc.
+ Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được ngân hàng Trung ương rất quan tâm
- Tạihái Lan
+ Thẻ ngân hàng được phát triển mạnh và sử dụng phổ biến trong những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thẻ).
+ Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các Ngân hàng thương mại đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia
+ Quản lý và vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia là do công ty Processing Center Co.Ltd đảm nhiệm.
+ Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng.