Cơ cấu lại và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn trong nước.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY (Trang 56 - 66)

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ:

6. Lý thuyết cực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam:

1.1 Cơ cấu lại và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn trong nước.

Trước thực trạng đầu tư công nhà nước không đạt hiệu quả như mong muốn cần thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công:

• Xây dựng kế hoạch đầu tư theo từng lĩnh vực trong từng thời kì cụ thể phù hợp với định hướng phát triển xã hội .

• Tập trung đầu tư hiệu quả vào những lĩnh vực trọng tâm, những công trình trong điểm với việc phát triển xã hội tránh tình trạng đầu tư dàn trải như hiện nay.

• Tăng cường công tác kiểm tra, quản lí,kiểm toán nguồn vốn đầu tư tránh làm thất thoát lãng phí nguồn vốn.

• Kiện toàn lại bộ máy quản lí khu vực công, có các chế độ đãi ngộ hợp lí nhằm tăng hiệu quả làm việc.

• Có chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người có quyền nắm quyết định đầu tư.

• Phân bổ hợp lí lại giữa khu vực đầu tư công và đầu tư tư nhân tránh tình trạng lấn át đầu tư của đầu tư công.

. 1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài. a. Nguồn vốn FDI:

Để thu hút được hiệu quả nguồn vốn FDI chúng ta cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI:

• Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng công suất hiện có.

• Nâng cao chất lượng công tác tư vấn , khảo sát thiết kế và xây dựng dự án

• Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quá trìưnh xây dựng.

• Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư về cơ sở vật chất, mặt bằng dự án, các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình giải ngân vốn.

b.Nguồn vốn ODA:

ỎDA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển xã hội nên cần có biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả nhằm đem lại kết quả tốt nhất :

• Tăng cường các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lí và sử dụng vốn ODA, đào tạo các cán bộ quản lí theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

• Hoàn thiện quy trình vận động thu hút sử dụng nguồn vốn ODA

• Cải tiến hài hòa hóa trong các thủ tục hành chính và công tác giải ngân cho các dự án ODA

• Chuẩn bị tốt phần vốn đối ứng,các yêu cầu về pháp lí và kĩ thuật,các công tác chuẩn bị trước đầu tư đối với các dự án.

• Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu

• Tăng cường quản lí giám sát chặt chẽ về tài chính kế toán tại các ban quản lí dự án

• Giảm thiểu tối thiểu tình trạng thất thoát vốn.

2.Giải quyết căn bản mất cân đối vĩ mô

Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu có tính căn nguyên của những hạn chế của nền kinh tế hiện nay là xuất phát từ sự yếu kém nội tại.

Đó là mô hình tăng trưởng kinh tế những năm qua dựa nhiều vào việc tăng vốn đầu tư và phát triển chiều rộng, phân bổ nguồn lực lại chưa hợp lý, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cao, tình trạng đầu tư dàn trải kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp đã tác động xấu đến các cân đối lớn của nền kinh tế như thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, nhập siêu cao, mất cân đối ngoại tệ...

chỉ trong trước mắt mà còn cả trong trung và dài hạn, phản ảnh thực lực của nền kinh tế chưa mạnh và thiếu tính bền vững, đòi hỏi có kế hoạch, lộ trình điều chỉnh trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Từ những phân tích trên, các ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đều cho rằng, để giải quyết căn bản những mất cân đối vĩ mô, cùng với thực hiện các biện pháp trước mắt, phải đồng thời thực hiện việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Một số giải pháp cần được quan tâm, theo Ủy ban Kinh tế là cơ cấu lại việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một cách hợp lý. Cải cách doanh nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm.

Đồng thời phải rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành, tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, khắc phục tình trạng tùy tiện trong bổ sung và điều chỉnh quy hoạch...

Hiện nay, các DNNN đầu tư dàn trải và được tài trợ một cách vô nguyên tắc, gây mất cân đối cho nền kinh tế.

Khi DNNN đầu tư ồ ạt vào thị trường tài chính và chứng khoán, đồng vốn bị kéo vào khu vực ấy dẫn đến trống vốn ở các khu vực sản xuất kinh doanh, do đó, khu vực sản xuất, khu vực kinh tế vừa và nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân trở nên lép vế, gây mất cân đối tiền - hàng hai chiều.

Có lẽ điều mà chính phủ cần phải làm bây giờ là lấy lại cân bằng cho nền kinh tế bằng cách siết chặt kiểm soát các tập đoàn kinh tế.

3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Đặc biệt, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung những người tinh tú nhất của các nhóm nguồn nhân lực bao giờ cũng là hạt nhân quyết định. Mỗi quốc gia đều phải có chính sách ưu tiên trong việc xây dựng và phát

hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Thực trạng hiện nay, so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và trong so sánh quốc tế. Vì vậy cần đặt ra giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:

Một là, đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao

chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài.

Xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học) phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ dạy nghề đến sau đại học, giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo dục quốc gia của Việt Nam với quốc tế.

Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, văn hoá-nghệ thuật.

Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường và công nghệ vũ trụ.

Hai là, tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam

Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam, thể hiện bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên trong thời kỳ trung hạn lên ngang bằng với thanh niên các nước trong khu vực Đông á (cụ thể là người Trung Quốc) và trong thời kỳ dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới. Đồng thời, cải thiện thể trạng người Việt Nam để đảm bảo

sự phát triển hài hoà giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể, tăng cường thể lực, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo...) đảm bảo thực hiện lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người.

Ba là, đổi mới chính sách sử dụng nhân lực để tạo động lực kích thích và giải

phóng sức sáng tạo của con người

Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những nguyên tắc hiệu quả của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực.

Bốn là, tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao

Khuyến khích mở rộng và tăng cường các quan hệ giao lưu và hợp tác song phương và đa phương giữa các tổ chức và người dân Việt Nam với các tổ chức quốc tế và công dân nước ngoài. Tăng cường thu hút chuyên gia quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi vào làmviệc ở Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh doanh... để nâng cao chất lượng phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để tăng thêm được nhiều người Việt Nam đi học tập và làm việc ở nước ngoài.

Việc thực hiện đồng thời, đồng bộ những nhóm giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nước ta lên những tầm cao mới từ đó trực tiếp nâng cao năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

4.Đầu tư phát triển công nghệ nâng cao năng suất lao động:

Công nghệ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lựong cạnh tranh của sản phẩm.Do đó công nghệ là vấn đề được ưu tiên tại các doanh nghiệp sản xuất cũng như một quốc gia.Đầu tư vào công nghệ sẽ đưa các nước tiến lên một bước trong quá trình hội nhâp.Trước những thực trạng đã nêu ở trên cần có một số giải pháp về đầu tư phát triển công nghệ:

• Tập trung đầu tư có trọng tâm vào các linh vực trọng điểm nhằm nâng cao trình độ công nghệ các ngành kinh tế.

• Xác định đúng lĩnh vực cần nghiên cứu có tính ứng dụng cao tránh tình trạng kết quả nghiên cứu không được ứng dụng vào thực tế. Thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ , nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh ,tham gia thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường công nghệ, phải đưa nhanh đưa mạnh các tiến bộ công nghệ vào phục vụ thiết thực , hiệu quả cho sản xuất , đời sống, quốc phòng an ninh.

• Thúc đẩy đào tạo nhân lực khoa hoc công nghệ có trình độ cao.

• Đây mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế để thu hút, huy động nguồn lực quý báu cho phát triển khoa học công nghệ cho đất nước.

5.Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí:

5.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được đảng và nhà nước xác định là con đường tất yếu đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu trở thành quốc gia văn minh hiện đại.Nhưng bên cạnh đó cần có con đường đi đúng đắn tránh tình trạng ồ ạt công nghiệp hóa mà không đem lại hiêu quả cao.Cần xác định đúng các lĩnh vực có thế mạnh phát triển phù hợp với đất nước.

Về công nghiệp cần xác định các ngành có thế mạnh đối với nước ta để tập trung đầu tư phát triển.

Về nông nghiệp cần đưa các ứng dụng khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp tập trung cho xuất khẩu.

Về dịch vụ cần tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng như du lịch , bảo hiểm vận tải hàng không xây dựng, xuất khẩu lao động … khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao.Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa.

5.2 Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế:

Hiện nay nước ta có 6 vùng kinh tế : vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây

Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.Do đó phương hướng đặt ra là tiếp tục phát triển mạnh các vùng kinh tế trọng điểm bên cạnh đó cần đầu tư phát triển các vùng kinh tế còn lại nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện.

5.3 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

Sau đổi mới kinh tế đã chuyên từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng kinh tế nhà nước còn chiếm nhiều lĩnh vực thế mạnh. Do đó cần mở rộng các lĩnh vực đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực đang có thế mạnh phát triển.Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh co khả năng phát triển cao mà khu vực nhà nước đang nắm giữ nhằm đảm bảo tính cạnh tranh thị trường.Bên cạnh đó cần có biện pháp pháp lí hữu hiệu tăng khả năng quản lí của nhà nước đến khu vực tư nhân.

6.Biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường:

Tài nguyên thiên nhiên có thể coi là một lợi thế của Việt Nam trong công cuộc đầu tư phát triển đất nước. Nhưng thực trạng hiện nay tai nguyên thiên nhiên đang bị khai thác một cách không hiệu quả do đó yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp nhất định nhằm khai được tối ưu hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhưng không có nghĩa là khai thác tràn lan không có kế hoạch.

Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khai thác một cách có hiệu quả,nghiêm túc, nhất là khai thác, sử dụng triệt để,tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ môi trường môi sinh trong quá trình khai thác,đạt mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động khoáng sản,có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh chính sách khai thác tài nguyên một cách có hiệu quả chúng ta còn cần có các biện pháp nhằm tái tạo lại các nguồn tài nguyên.

Ổn định môi trường đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư phát triển bình đẳng, minh bạch, ổn định, tính cạnh tranh cao nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ.

Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp, để cộng đồng doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường. Tiếp tục đổi mới chính sách đầu tư và công tác quy hoạch , khuyến khích thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. Cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ phân biệt đối xử, tạo môi

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w