ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HÓA SINH HẠT CỦA CÁC GIỐNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Trang 41 - 45)

NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm hình thái của 14 giống ngô nghiên cứu

Hình thái và khối lượng hạt là những đặc tính quan trọng trong chọn giống ngô vì nó liên quan đến chất lượng và năng suất. Kết quả nghiên cứu hình thái và khối lượng 100 hạt được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái và khối lượng hạt của 14 giống ngô nếp địa phương

STT Giống Hình thái hạt Khối lƣợng 100 hạt (g) Màu vỏ hạt

1 TL Hạt nhỏ, góc cạnh 16,09 ± 0,001 Trắng ngà 2 VN Hạt tròn, mẩy 16,72 ± 0,002 Trắng vàng, tím 3 CB Hạt tròn, mẩy 20,45 ± 0,003 Trắng ngà 4 SLO Hạt tròn, mẩy 21,21 ± 0,002 Trắng ngà 5 T26 Hạt dẹt, mẩy 28,88 ± 0,003 Vàng 6 SL Hạt dẹt, mẩy 25,50 ± 0,003 Trắng ngà 7 SLV Hạt tròn, mẩy 26,81 ± 0,004 Trắng đục 8 TQ Hạt tròn, mẩy 23,42 ± 0,001 Trắng đục 9 ÔL Hạt nhỏ, dẹt, dài 17,19 ± 0,002 Trắng ngà 10 ĐP Hạt nhỏ, tròn, mẩy 19,63 ± 0,001 Trắng đục, tím 11 LC Hạt tròn, mẩy 24,50 ± 0,001 Trắng đục 12 SLT Hạt nhỏ, dẹt, dài 23,35 ± 0,001 Trắng đục, tím 13 YB Hạt tròn, mẩy 27,42 ± 0,004 Trắng ngà 14 T4 Hạt nhỏ, dẹt 25,46 ± 0,003 Trắng ngà, vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

Tính trạng màu sắc hạt do kiểu gen quy định, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Vỏ bao quanh hạt ngô đó là một màng mỏng, nhẵn có màu trắng, vàng hay tím tuỳ từng giống. Màu sắc vỏ ngô cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân loại các thứ trong loài phụ.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, khối lượng 100 hạt của 14 giống ngô dao động trong khoảng 16,09 g đến 28,88 g, cao nhất là giống T26, thấp nhất là giống TL. Khối lượng của hạt phụ thuộc vào kiểu gen từng giống. Thứ tự các giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo khối lượng 100 hạt là: T26 > YB > SLV > SL > T4> LC > TQ > SLT > SLO > CB > ĐP > ÔL > VN > TL.

Tính trạng khối lượng hạt phụ thuộc vào kiểu gen từng giống. Tuy nhiên, khối lượng 100 hạt có thể bị thay đổi nếu chịu tác động xấu của môi trường ở những giai đoạn nhất định.

Hình 3.1. Hình dạng hạt của 14 giống ngô

Ký hiệu: 1.TL; 2.VN; 3.CB; 4.SLO; 5.T26; 6. SL; 7.SLV; 8.TQ; 9.ÔL; 10.ĐP; 11.LC; 12.SLT; 13.YB; 14.T4.

3.1.2. Hàm lƣợng protein, lipid, đƣờng của 14 giống ngô nghiên cứu

Để đánh giá chất lượng hạt của 14 giống ngô nghiên cứu, chúng tôi xác định hàm lượng protein, lipid, đường trong hạt của các giống ngô, kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Bảng 3.2. Hàm lượng protein, lipid, đường trong hạt của 14 giống ngô

STT Giống Protein (%) Lipid (%) Đƣờng (%)

1 TL 9,67±0,001 4,51±0,01 7,21±0,01 2 VN 10,93±0,001 4,72±0,06 6,14±0,02 3 CB 11,24±0,002 5,05±0,05 6,22±0,02 4 SLO 10,25±0,001 4,45±0,02 6,45±0,05 5 T26 11,15±0,003 4,78±0,01 6,65±0,03 6 SL 10,55±0,003 4,56±0,04 5,76±0,03 7 SLV 12,25±0,001 4,64±0,05 6,34±0,04 8 TQ 11,39±0,004 4,50±0,06 6,41±0,01 9 ÔL 10,45±0,001 5,15±0,02 6,25±0,02 10 ĐP 11,64±0,002 4,05±0,01 6,62±0,04 11 LC 7,09±0,001 3,75±0,05 8,50±0,05 12 SLT 8,25±0,003 3,87±0,04 6,80±0,01 13 YB 8,61±0,002 3,93±0,03 5,51±0,03 14 T4 7,50±0,001 3,80±0,03 5,70±0,01

Bảng 3.2 cho thấy, hàm lượng protein của 14 giống ngô dao động trong khoảng 7,09-12,25%. Giống SLV có hàm lượng protein cao nhất, còn giống LC có hàm lượng protein thấp nhất. Thứ tự các giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo hàm lượng protein là: SLV > ĐP > TQ > CB > T26 > VN > SL > OOL > Slo > TL > YB > SLT > T4 > LC.

Hàm lượng protein mà chúng tôi xác định theo phương pháp Kendal có thấp hơn so với xác định bằng phương pháp của Lowry. Ngô Việt Anh (2005)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

đã xác định hàm lượng protein tan của 8 giống ngô nếp theo Lowry, hàm lượng protein dao động trong khoảng 10,5%-14,11% [1].

Hàm lượng protein trung bình của các giống ngô thấp hơn so với một số cây trồng như đậu tương, đậu xanh, lạc. Ở đậu xanh, hàm lượng protein chiếm khoảng 24%, ở đậu tương chiếm khoảng 30-45%, ở lạc khoảng 26%.

Kết quả phân tích hàm lượng lipid của các giống ngô cho thấy, hàm lượng lipid trong hạt dao động trong khoảng 3,75-5,15%. Giống ÔL có hàm lượng lipid cao nhất, còn giống LC có hàm lượng lipid thấp nhất. Thứ tự các giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo hàm lượng lipid là:

ÔL > CB > T26 > VN > SLV > SL > TL > TQ > Slo > ĐP > YB > SLT > T4 > LC. Hàm lượng lipid của ngô cao hơn ở đậu xanh nhưng thấp hơn so với đậu tương và lạc. Lipid trong hạt đậu tương chiếm khoảng 19-25%, ở đậu xanh chiếm khoảng 1,3%, ở lạc chiếm khoảng 49%.

Hàm lượng lipid liên quan đến bảo quản hạt giống, những giống có hàm lượng lipid cao sẽ khó bảo quản. Lipid trong hạt ngô chứa khoảng 50% acid linoleic, đây là acid béo quan trọng cần thiết cho người và động vật vì động vật không tự tổng hợp được acid này.

Hàm lượng đường được xác định theo phương pháp Bertrand. Kết quả cho thấy, hàm lượng đường trong hạt của các giống ngô nghiên cứu cũng khá cao, dao động từ 5,51-8,50%. Giống LC có hàm lượng đường cao nhất, còn giống YB có hàm lượng đường thấp nhất. Thứ tự các giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo hàm lượng đường là:

LC > TL > SLT > T26 > ĐP > Slo > TQ > SLV > L > CB > VN > SL > T4 > YB. Đường đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong dịch bào khi cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Hàm lượng đường trong hạt của 14 giống ngô phân tích cao hơn so với hàm lượng đường trung bình ở ngô (3,5%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của một số giống ngô (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)