Kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan MCQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (Trang 37)

Giữa câu nhiễu với câu dẫn và đáp án đúng có mối quan hệ chặt chẽ nên kĩ thuật gây nhiễu có vai trò rất quan trọng, liên quan đến độ khó độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan (MCQ). Do đó, phương án nhiễu phải có mối liên hệ với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn chỉnh và có nghĩa. Tránh những phương án nhiễu nhìn vào thấy sai ngay. Phương án trả lời phải chắc chắn có một câu trả lời đúng, không thể có nhiều hơn một phương án đúng hoặc ngược lại trong các phương án không có một phương án nào đúng cả.

- Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng. Câu nhiễu có thể là câu gần đúng hoặc khác hẳn với câu đúng.

Khi viết các loại câu nhiễu cần chú ý những điểm sau:

-Tránh có 2 đến 3 câu trả lời đúng cả, nếu có 3 ý đúng thì chuyển thành

lựa chọn phương án không đúng.

-Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 vấn đề khó chính là học sinh dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằm ở đáp án cuối cùng (D), đã có một số phần mềm đảo đề khắc phục được hạn chế này nhưng vẫn còn phức tạp dễ nhầm lẫn.

- Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi giáo viên ra đề. Loại câu này nên áp dụng với đối tượng HS giỏi thì hiệu quả, vì đây là loại câu hỏi hay có độ khó và phân biệt rất cao.

Ví dụ: Câu nào dưới đây nói về mối quan hệ giữa gen và tính trạng là đúng nhất?

A. Một gen, một prôtêin B. Một prôtêin, một gen

- Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời sai (không đúng) vì học sinh dễ nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì

phải in đậm chữ không trong phần câu dẫn.

- Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn.

Một số lƣu ý khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn

- Tránh phương án gây nhiễu không học sinh nào bị mắc phải khi làm bài.

- Tránh các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa - Tránh đáp án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay

- Tránh câu phủ định không gạch chân hoặc không in đậm.

Làm đề thi TNKQ là một lao động sáng tạo, cần mẫn và nghiêm

túc.“Viết một bài trắc nghiệm tốt là một nghệ thuật khó, đòi hỏi người viết

phải dày công, say mê và có nhiều kinh nghiệm”. Trong quá trình viết câu trắc nghiệm, nhận thấy rằng người viết càng có ý thức cố gắng bao nhiêu để viết các bài trắc nghiệm tốt, thì càng lại càng nhận thức được các thiếu sót của chúng bấy nhiêu… “Không có một bài trắc nghiệm tốt nào có thể sáng tạo chỉ qua một đêm, cũng không ai có thể trở thành một chuyên gia viết trắc nghiệm chỉ trong vài tuần”. Một số kết quả nghiên cứu về kĩ thuật viết câu

trắc nghiệm, đặc biệt là kĩ thuật gây nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan

MCQ như sau:

Thứ nhất, phải căn cứ vào mục tiêu yêu cầu kiến thức và nội dung kiến thức để viết câu dẫn. Theo Benjamin Blom (1956) đã đề xuất một thang mức 6 loại câu hỏi tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức, mức độ sau cao hơn và bao hàm các mức độ trước. Đó là:

- Ghi nhớ: có thể nhớ, nhắc lại chính xác những điều đã học. - Hiểu biết: hiểu được các công thức, lí thuyết, bản chất vấn đề…

- Vận dụng: áp dụng những điều đã học để giải quyết một vấn đề hoặc giải thích một tình huống, hiện tượng.

- Phân tích: biết phân tích vấn đề thành các yếu tố và xác định được mối liên hệ giữa các yếu tố đó.

- Tổng hợp: đề xuất phương án hoặc ý kiến mới trên cơ sở những phương án, ý kiến, thông tin, số liệu đã có.

- Đánh giá: đưa ra được những nhận xét về vấn đề trên cơ sở những tiêu chí đã có hoặc tự xây dựng, đồng thời cung cấp những bằng chứng cho các nhận xét đó[44].

Tuy nhiên, thực tế trong dạy học với phương pháp dùng các câu hỏi MCQ nhằm KT- ĐG kết quả học tập của HS phổ thông trung học, chỉ nên lựa chọn các câu hỏi theo 3 cấp độ nhận thức là: ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng.

Thứ hai, căn cứ vào mục tiêu yêu cầu kiến thức cần kiểm tra HS ở các mức độ ghi nhớ, hiểu biết hay vận dụng trên cơ sở đó viết các câu lựa chọn tương ứng.

Thứ ba, trong các câu lựa chọn kể cả phương án đúng và các câu nhiễu có thể dùng dạng chữ hoặc dạng số.

Thứ tư, câu nhiễu nguyên tắc phải có nội dung tương phản với câu đúng

hoặc câu nhiễu có nội dung gần giống với câu đúng.

Sau đây, là một số ví dụ để minh hoạ theo hướng phân tích trên.

Ví dụ muốn kiểm tra kiến thức về NTBS được thể hiện trong cơ chế tự sao, cơ chế phiên mã và cơ chế dịch mã như thế nào? Câu trắc nghiệm có thể viết ở ba mức độ (ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng) như sau:

Câu 1.1. ở sinh vật Eukaryota có tARN vận chuyển axit amin mêtiônin, bổ sung với côdon mở đầu AUG anticôdon tương ứng là:

A. AUG. B. AXU. C. UAX . D. XAU

Câu 1.2. ở sinh vật Eukaryotacó tARN vận chuyển axit amin mêtiônin, bổ sung với côdon mở đầu 5,

AUG3, anticôdon tương ứng là: A.5, UAX 3,. B. 3,XAU5, . C. 5,AUG3, . D. 5,XAU 3,.

Câu 1.3. ở sinh vật Eukaryota có tARN vận chuyển axit amin mêtiônin, bổ sung với côdon mở đầu 5,

AUG3, anticôdon tương ứng là: A. 3,TAX5, . B. 5,XAU 3, . C.5, UAX 3,. D. 3,XAU5,

Câu 1.1. (mức độ ghi nhớ): Các câu nhiễu thể hiện mức độ nhớ được NTBS giữa côdon AUG với anticôdon UAX. Câu 1.1 có đáp án lựa chọn bổ sung với câu dẫn và tương phản với câu nhiễu. Với dạng câu này học sinh chỉ cần nhớ NTBS sẽ dễ dàng chọn ngay phương án C, các phương án khác chỉ là phương án gây nhiễu mà thôi vì AUG mã bổ sung là UAX, trừ những học sinh kém không nhớ được NTBS là gì mới chọn sai đáp án, mà khi đã chọn sai phương án câu 1.1 thì phương án ở các câu 1.2 và 1.3 cũng không thể chọn đúng.Vì câu 1.2 và 1.3 có độ khó, độ phân biệt khác hẳn so với câu 1.1 mặc dù vẫn cùng một câu dẫn, các phương án chọn vẫn bằng chữ để biểu đạt mục tiêu. Những học sinh có nhận thức khá, giỏi mới chọn đúng đáp án là (D - ở câu 1.2) (B - ở câu 1.3), các phương án nhiễu cao hơn so với câu 1.1. Vì câu 1.2 và câu 1.3 thứ nhất, các phương án lựa chọn thể hiện ngoài yêu cầu nhớ NTBS còn phải hiểu chiều đọc bổ sung từ đầu 5, →3, của mạch các bon.Thứ hai, câu 1.2 và 1.3 mức độ nhiễu cao hơn câu 1.1 thể hiện ở phương án A là AUG (côdon) được bổ sung với TAX (triplet) bộ ba mã gốc trên ADN. Do đó, học sinh yếu dễ nhầm chọn phương án A ở câu 1.2 và câu 1.3. Qua kiểu trắc nghiệm như trên giáo viên đánh giá phân loại khá chính xác được những học

sinh hiểu bản chất của NTBS thể hiện trong cơ chế tự sao, cơ chế phiên mã và cơ chế dịch mã.

-Tương tự như ví dụ trên căn cứ vào mục tiêu yêu cầu kiến thức và nội dung kiến thức để viết câu dẫn. Ví dụ căn cứ vị trí của từng vùng chức năng trong gen cấu trúc ta có câu dẫn trong ví dụ 2 như sau:Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở...

Sau đó căn cứ vào mục tiêu kiểm tra kiến thức học sinh các mức độ ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng để viết câu lựa chọn tương ứng. Với ví dụ này ta cũng dùng lời để biểu đạt mục tiêu.

Câu 2.1 (mức độ ghi nhớ). Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở

A. đầu 3, mạch mã gốc của gen B. đầu 5,

mạch mã gốc của gen

C. đầu 3,mạch bổ sung với mạch mang mã gốc

D. đầu 5,mạch đối diện với mạch bổ sung của gen

Câu 2.1 có đáp án lựa chọn hoàn toàn mang tính chất cơ bản của kiến thức sách giáo khoa, kiến thức nhớ nội dung. Học sinh có học lực từ trung bình nhớ kiến thức cơ bản là chọn đúng phương án A trừ học sinh nào không học, không đọc và không nghe giảng sẽ chọn sai.

Câu 2.2 (mức độ hiểu biết). Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở A. đầu 3,

mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen B. đầu 5,

mạch mã gốc của gen

C. đầu 5,mạch đối diện với mạch bổ sung của gen

D. đầu 5,

mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen

A. đầu 5, của mạch đối diện với mạch mang mã gốc của gen

B. đầu 3,mạch đối diện với mạch mang mã gốc của gen

C. đầu 3,mạch bổ sung với mạch mang mã gốc của gen

D. đầu 5, mạch mã gốc của gen

Ở câu 2.2 và 2.3 có cùng câu dẫn với câu 2.1 nhưng 4 phương án lựa chọn có mức độ nhiễu cao hơn. Do đó, làm thay đổi độ khó độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Ở đây, HS không chỉ nhớ mà phải hiểu được đâu là mạch mã gốc và mạch bổ sung hoặc mạch đối diện với mạch mã gốc… mới chọn đúng đáp án vì đầu 5, là mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen cùng đầu với đầu 3, mạch mã gốc của gen, nên câu 2.2 đáp án D và câu 2.3 đáp án A. Câu này tránh nhầm học sinh phải vẽ chiều của mạch và vị trí từng vùng của gen trong cấu trúc chung của một gen cấu trúc mới chọn chính xác đáp án được.

Tương tự như phân tích trên, ví dụ thứ 3 cũng căn cứ vào mục tiêu yêu cầu kiến thức và nội dung kiến thức để viết câu dẫn thể hiện mối liên kết hoá học giữa các axit amin trong chuỗi pôlipeptit, câu dẫn có thể viết như sau: Liên kết peptit là mối liên kết giữa...

Sau đó, phải căn cứ vào mục tiêu kiểm tra kiến thức học sinh các mức độ nhớ, hiểu, vận dụng để viết câu lựa chọn tương ứng. Trong các câu lựa chọn kể cả phương án đúng và câu nhiễu dạng dùng chữ hoặc dạng số.Với ví dụ này ta dùng chữ để biểu đạt mục tiêu, và câu nhiễu có nội dung tương phản với câu đúng hoặc câu nhiễu có nội dung gần giống với câu đúng. Ví dụ : Câu 3.1(mức độ ghi nhớ). Liên kết peptit là mối liên kết giữa

A. các nuclêotit với nhau B. các bazơnitric với nhau

Ở đây các phương án lựa chọn mục tiêu nhằm kiểm tra kiến thức nhớ đơn phân cấu trúc nên prôtêin là các axit amin HS chọn đáp án C, các đáp án khác chỉ là phương án nhiễu có nội dung tương phản với đáp án chọn, nên đây là một câu trắc nghiệm có độ khó và độ phân biệt thấp.

Câu 3.2 (mức độ hiểu biết). Liên kết peptit là mối liên kết giữa

A. nhóm các bôxin của axit amin này với nhóm amin của axit amin tiếp theo. B. nhóm nhóm amin của axit amin này với nhóm các bôxin của axit amin tiếp theo.

C. nhóm các bôxin của axit amin này với nhóm các bôxin của axit amin tiếp theo. D. nhóm amin của axit amin này với nhóm amin của axit amin tiếp theo. Câu 3.3 (mức độ vận dụng). Liên kết peptit là mối liên kết giữa A. các cặp bazơnitric với nhau theo NTBS

B. các liên kết phôtphođieste với nhau

C. phân tử axit phôtphoric của nucleotit này với đường c5 của nucleotit kia

D. nhóm các bôxin của axit amin này với nhóm amin của axit amin tiếp theo. Ở câu 3.2, 3.3 đáp ứng mức độ yêu cầu kiểm tra kiến thức cao hơn bởi kĩ thuật gây nhiễu (mồi nhử) khó hơn, học sinh chọn được đúng đáp án không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải hiểu rất chắc về cấu tạo một axit amin, bản chất mối liên kết hoá học giữa các axit amin và cả chiều của chuỗi pôlipeptit đứng đầu chuỗi là nhóm amin và kết thúc chuỗi là nhóm cácbôxin. Vẫn một câu dẫn như trên nhưng mức độ yêu cầu cao hơn về kiến thức, đòi hỏi HS ngoài việc nhớ được đơn phân của prôtêin là các axit amin còn phải hiểu bản chất mối liên kết peptit là mối liên kết giữa nhóm các bôxin của axit amin này với nhóm amin của axit amin tiếp, nhóm các bôxin đọc trước nhóm amin đọc sau, thì mới chọn đúng đáp án được.

Ví dụ phần kiến thức tế bào, nếu với cách viết câu hỏi trắc nghiệm theo nguyên tắc đã phân tích trên, ta còn nhận thấy một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các mức độ kiến thức, thể hiện ở chỗ học sinh nào không nhớ kiến thức cơ bản sẽ không thể hiểu và vận dụng chọn được đáp án đúng ở các mức độ hai và ba mặc dù vẫn cùng một câu dẫn chỉ thay phương án lựa chọn và câu nhiễu.

Câu 4.1(mức độ ghi nhớ). Quá trình nguyên phân diễn ra

A. ở các nhóm vi khuẩn và xạ khuẩn. B. ở trùng roi

C. ở các nhóm nấm D. ở trùng amip

Câu 4.2 (mức độ hiểu biết). Quá trình nguyên phân diễn ra A. ở tất cả các tế bào sinh dưỡng và hợp tử.

B. ở tất cả các tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng. C. ở tất cả các tế bào sinh dục tại vùng chin.

D. ở tất cả các tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.

Câu 4.3 (mức độ vận dụng). Quá trình nguyên phân diễn ra

A. ở hợp tử.

B. ở tất cả các tế bào sinh dục.

C. ở tất cả các tế bào sinh dưỡng và hợp tử.

D. tốc độ như nhau ở các nhóm tế bào trong giai đoạn phôi.

Trong ví dụ trên, câu 4.1 mức độ ghi nhớ kiến thức phân bào, quá trình nguyên phân chủ yếu xảy ra ở tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ và sinh vật đơn bào có quá trình phân bào trực phân. Câu 4.2 và 4.3 phải hiểu được bản chất và ý nghĩa của phân bào nguyên phân mới chọn đúng loại tế bào nào

Ví dụ : Câu 5.1. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1, xét thấy một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó

A. đã nhân đôi NST. B. đã phân đôi NST.

C. chưa nhân đôi NST. D. đang phân đôi NST.

Câu 5.2. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1, xét thấy một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó

A. đã nhân đôi ADN. B. đã phân đôi ADN.

C. chưa nhân đôi ADN. D. đang phân đôi ADN.

Câu 5.3. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1, xét thấy một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó

A. ở pha G1 . B. ở pha S.

C. ở pha G2. D. ở pha M.

Tương tự ví dụ 5.1 yêu cầu học sinh phải nhớ được trong chu kì nguyên phân pha nào NST nhân đôi, pha nào NST chưa nhân đôi. Câu 5.2 và 5.3 mức độ nhiễu cao hơn bởi học sinh không chỉ nhớ được pha nào NST nhân đôi mà còn phải hiểu mối quan hệ giữa NST với ADN ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử mới chọn đúng đáp án được.

Trên đây, là một số ví dụ được phân tích qua đó thấy được mối tương quan giữa các phương án nhiễu (mồi nhử) thay đổi sẽ làm tăng giảm độ khó độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan M CQ.Với cách xây dựng câu hỏi TNKQ như trên có ý nghĩa rất thực tiễn trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)