Đầu tư vào máy móc thiết bị (MMTB), dây chuyền công nghệ (DCCN), cơ sở hạ tầng (CSHT)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng (Trang 25 - 27)

II. Đầu tư – yếu tố quan trọng để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp

3. Nội dung của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp

3.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị (MMTB), dây chuyền công nghệ (DCCN), cơ sở hạ tầng (CSHT)

(DCCN), cơ sở hạ tầng (CSHT)

Đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.

Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm- hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động đầu tư vào TSCĐ đóng vai trò quan trọng nhất nếu không muốn nói là đóng vai trò quyết định đối với phần lợi nhuận thu được

Khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp (mặc dù chúng ta chưa đề cập đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm). Các hãng thường tăng cường thêm TSCĐ khi họ thấy trước những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất, hoặc vì có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn.

TSCĐ bao gồm cơ sở hạ tầng xây dựng và máy móc thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tưiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu). Hoạt động đó bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động thuận lợi an toàn. Đó là các phân xưởng sản xuất chính, phụ, hệ thống điện nước, giao thông, thông tin liên lạc, các văn phòng, khu công cộng khác… Để thực hiện tốt các hạng mục này thì phải tính đến các điều kiện thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất… đồng thời căn cứ vào yếu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cách tổ chức điều hành và các yêu cầu khác.

Đầu tư MMTB gắn bó chặt chẽ với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ nên có nhiều tầng công nghệ, nhiều cơ hội để lựa chọn MMTB phù hợp về nhiều mặt. Do đó, việc đầu tư cho MMTB, DCCN phải được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Cho phép sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

- Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, của vùng như lao động, nguyên liệu.

- Giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và xu thế phát triển công nghệ của đất nước và thế giới.

Khi đầu tư, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu nhất địn về công nghệ, biết định giá chính xác về thiết bị công nghệ. Giá của công nghệ gồm nhiều thành phần: chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí

quyết kỹ thuật, thương hiệu, chi phí huấn luyện chuyên môn… Phần khó định giá nhất là chi phí sáng chế, bí quyết kỹ thuật hay còn gọi là “phần mềm”. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ lớn nếu mua được thiết bị rẻ nhưng hoạt động không hiệu quả. Để có được thiết bị như mong muốn thông thường các doanh nghiệp áp dụng phương thức đấu thầu.

Hoạt động đầu tư vào MMTB của doanh nghiệp có thể diễn ra dưới hai hình thức: đầu tư chiều rộng (trình độ kỹ thuật và công nghệ như cũ) và đầu tư chiều sâu (hiện đại hoá công nghệ). Trong đó, đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhấn mạnh hình thức thứ hai. Để đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng các con đường sau:

- Cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có. - Tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới.

- Nhập công nghệ tiến tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w