XI Tổng giá trị đầu tư 85044 8
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1 Định hướng phát triển của công ty trong tương la
2.1.2. Dự báo thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
Các công ty kinh doanh xăng dầu trên thị trường xăng dầu của Việt Nam hiện nay cũng đang cố gằng hoàn thiện mình hơn nữa mới có thể đối đầu với xu thế phát triển của thị trường trong nước cũng như thế giới. Mỗi hãng sẽ có chiến lược kinh doanh và phát triển riêng biệt nhưng nhìn chung các hãng đều tiến tới một mục đích là làm sao công ty mình lớn mạnh và có thể đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Các Công ty kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam có thể phân ra làm hai nhóm:
2.1.2.1. Nhóm các công ty kinh doanh xăng dầu của Việt Nam
Đến năm 2005, tại Việt Nam co 9 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu đó là:
Bảng số liệu 2.1: Thị phần xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước STT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Thị
phần
1 Tổng công ty xăng dầu hàng không VN-Petrolimex 60% 2 Cty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ-PDC 12% 3 Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Pete 11% 4 Công ty dầu khí Tp.Hồ Chí Minh- SaigonPetro 8% 5 Công ty xăng dầu hàng không –VINAPCO 4,5% 6 Công ty thương mại dầu khí –Petechim 1,5% 7 Công ty dầu khí Mê kông-Petromekong 1%
8 Công ty xăng dầu quân đội 1,2%
9 Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 0,8%
(Nguồn: báo tuổi trẻ ngày 12/12/2003)
Trước đây, Tổng Công ty Hàng Hải cũng có chức năng nhập khẩu trực tiếp xăng dầu nhưng đến cuối năm 2003 do vi phạm các quy định
trong quản lý, xuất nhập khẩu xăng dầu nên không được tiếp tục giao nhiệm vụ nhập khẩu nữa.
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có quy mô kinh doanh lớn nhất với thị phần khoảng 60% tổng sản lượng nhiên liệu kinh doanh trong toàn quốc. Tiếp đến là Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (PDC) trực thuộc PetroVietNam chiếm 12% thị phần, petec với thị phần khoảng 11% và SaigonPetro với thị phần khoảng 8%. Công ty xăng dầu hàng không đứng thứ tư với thị phần khoảng 4,5% và sản phẩm của công ty được chia ra thành 2 loại: Nhiên liệu hàng không và các sản phẩm dầu mỏ khác.
Hiện nay, một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn trong nước như Petrolimex, Công ty xăng dầu quân đội … đều có mong muốn tham gia thị trường nhiên liệu hàng không, thậm chí họ có thể liên doanh với nước ngoài để đầu tư tham gia thị trường nhiên liệu hàng không. Đây là một thách thức lớn đối với VINAPCO, vì vậy Công ty cần phải có chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay cả trong lĩnh vực nhiên liệu chủ lực của công ty như tập trung đầu tư hệ thống tra nạp bằng đường ống tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, đầu tư nâng cấp các phương tiện kỹ thuật tra nạp nhiên liệu.
2.1.2.2. Nhóm các tập đoàn dầu khí nước ngoài
Các tập đoàn dầu khí nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam là: BP, Castronl (Anh), Shell (Anh- Hà Lan), Caltex, Mobil, Exxon (Mỹ), Total, Elf (Pháp), Ptronas và một số tập đoàn dầu khí của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Liên Bang Nga.
Nhìn chung, các Tập đoàn dầu khí nước ngoài bên cạnh thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, đều hết sức quan tâm đến thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Hiện tại, các tập đoàn này đang
tiến hành kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn, khí gas hoá lỏng, nhựa đường (sản phẩm nhà nước hiện chưa quản lý hạn ngạch nhập khẩu) và luôn sẵn sàng tham gia kinh doanh xăng dầu nếu được Chính phủ Việt nam cho phép.
Qua một vài thống kê và nhận xét trên, có thể khẳng định rằng thị trường kinh doanh của VINAPCO là thị trường cạnh tranh rất gay gắt.