Giải pháp cho tình hình thuê tài chính tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn (Trang 43 - 47)

thương mại

Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, biểu hiện ở quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định về đối tượng khách hàng thuê tài chính, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng.

Hoạt động kinh doanh còn khá nhiều rủi ro, môi trường kinh tế đang có những tác động không thuận chiều với sự phát triển của hoạt động CTTC.

Định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa linh hoạt.

2.3. Giải pháp cho tình hình thuê tài chính tại các ngân hàng thương mại mại

Trước mắt Nhà nước có thể giảm vốn pháp định khi thành lập công ty cho thuê tài chính (hiện tại là 50 tỷ đồng) hoặc thí điểm cho các ngân hàng

được trực tiếp tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp dưới hình thức cho thuê tài chính mà không cần phải thành lập công ty cho thuê tài chính. Làm được điều này, các ngân hàng và nhất là các NHTMCP sẽ tiếp cận được nhiều hơn số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng sẽ đa dạng hoá hơn đối tượng cho vay, ngành cho vay, phân tán được những rủi ro tín dụng tại các NHTMQD, riêng NHTMCP có điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng thông qua thẩm định dự án đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định tình hình thị trường, giải quyết vốn đầu ra hiệu quả, linh hoạt hơn trong việc cấp tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn vốn

Ngược lại các doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn khi tiếp cận sự nguồn vốn từ ngân hàng mà không cần phải có tài sản bảo đảm. Nếu giải pháp này thành hiện thực, ngân hàng nói chung và NH TMCP nói riêng có thêm phương tiện hữu hiệu để thực hiện mục tiêu kinh doanh đạt lợi nhuận và an toàn, từng bước phát triển thành ngân hàng thương mại hiện đại, kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp nhiều hớn cho sự phát triển kinh tế thông qua sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng

lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.

NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút.

Tăng cường nguồn vốn của các công ty CTTC bằng cách phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; Khai thác nguồn hàng trả chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng chiến lược khách hàng và hàng hoá cho thuê. Phát triển dịch vụ tư vấn máy móc thiết bị. Liên kết với các công ty sản xuất trang thiết bị để đưa ra kế hoạch quảng bá về hoạt động CTTC cũng như sản phẩm của công ty sản xuất đến khách hàng.

Vấn đề vốn để khởi sự doanh nghiệp luôn là sự đau đầu của bất kỳ ai muốn bước chân vào thương trường. Bạn không có sẵn vốn để đầu tư vào những yếu tố như máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông và các động sản khác ... hoặc để dành vốn vào mục đính kinh doanh khác. Cho thuê tài chính sẽ là kênh tín dụng hữu hiệu giúp bạn giải quyết những khó khăn đó.

Qua nghiên cứu trên đây, có thể thấy, thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... và ngay cả ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mặc dù có mặt đã lâu nhưng thực sự cho thuê tài chính là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề thuê tài chính đang thực sự là một nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp nói riêng, và của toàn nền kinh tế nói chung.

Thông qua bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu xin được góp một phần những kiến thức của mình, để bổ sung một số trong rất nhiều những luận điểm liên quan đến vấn đề thuê tài chính.

Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ giáo viên và người đọc. Xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn (Trang 43 - 47)