Trên chuẩn 01 2.2% 2 3.0% 27 25%
Đúng chuẩn 45 97.8% 65 97% 81 75%
Chuyên
môn Dưới chuẩn - - - 00% - -
chính trị Trung cấp 10 21.7% 13 19.4% lên 97
Đã bồi dưỡng 27 58.7% 45 67.2 97 90%
Quản lý
giáo dục Chưa bồi dưỡng 19 41.3 22 32.8%
Đảng viên 35 76.1% 56 83.5% 97 90%
Đội ngũ CBQL luôn được chú trọng để nâng cao cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Chỉ thị 40/TC-TW đã được Tỉnh ủy và Uûy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cụ thể hoá bằng Chương trình hành động và Kế hoạch, cụ thể “Đến năm 2010 đội ngũ CBQL ở các cấp, bậc học phải đạt 100% chuẩn chuyên môn, trong đó trên chuẩn là 50% nói chung và 25% đối với CBQL trường THPT “. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL từng bước được bổ sung theo qui định, từ năm 2001 đến nay, tổng số CBQL trường MN được bổ sung là 70 người, TH là 108 người, THCS là 96 người và THPT là 21 người.
*Nhận xét chung về đội ngũ GV và CBQL của tỉnh.
-Mặt mạnh: Đội ngũ GV và CBQL giáo dục của tỉnh Bến Tre nhìn chung có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ. Hầu hết đã thể hiện tốt ý chí vươn lên trong học tập nhằm nâng cao trình độ về nhiều mặt, đã được Sở GD&ĐT cùng lãnh đạo các cấp tạo điều kiện để được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng tốt công tác giảng dạy và quản lý giáo dục hiện nay.
Số lượng GV và CBQL ở các cấp học từng bước được bổ sung theo qui định kịp thời đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhân dân trong tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo ngành GD&ĐT và đội ngũ đều có tâm huyết xây dựng sự nghiệp giáo dục, từng bước đưa chất lượng giáo dục tỉnh nhà lên một tầm cao mới đáp ứng nhu cầu nhân lực tại địa phương.
-Mặt hạn chế: Mặc dù có sự hỗ trợ của các cấp quản lý, của đội ngũ thầy cô giáo, tuy nhiên số lượng học sinh yếu kém ở các cấp bậc học vẫn chưa có chiều hướng phát triển tốt; một bộ phận GV và CBQL chưa thực sự an tâm công tác do
điều kiện kinh tế gia đình. Số lượng CBQL có trình độ trên chuẩn còn thấp; công tác bồi dưỡng kiến thức QLGD, LLCT cho đội ngũ còn chậm.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số bộ môn vẫn chưa được khắc phục, cụ thể như thừa GVTHCS môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Ngoại ngữ thiếu GV các môn Công nghệ, Nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục công dân. Từ đây cho ta thấy công tác đào tạo GVTHCS của tỉnh chưa gắn với sử dụng, chưa đáp ứng thực tiễn, qui mô phát triển giáo dục tại địa phương.
Chính sách thu hút cán bộ có năng lực tốt về công tác tại tỉnh bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số số bất cập, chưa thật sự tạo động lực thu hút người tài.
-Nguyên nhân:Điều kiện kinh tế của nhân dân ở một số địa phương trong tỉnh còn rất nhiều khó khăn,công tác vận động học sinh đến trường còn một số hạn chế nhất định,do vậy vẫn còn tỷ lệ học sinh bỏ học,học sinh yếu kém.
Một bộ phận GV và CBQL còn chưa an tâm công tác trong điều kiện biến động của nền kinh tế thị trường; phương pháp giảng dạy mới phục vụ chương trình thay sách, thí điểm phân ban (như huyện Châu Thành thí điểm phân ban cấp THPT) còn tương đối mới mẽ và áp dụng còn nhiều lúng túng, nhất là GV đã giảng dạy lâu năm.
Sự phối hợp giữa các cơ sở, trường lớp đào tạo trong tỉnh chưa thật sự đồng bộ, chưa tạo được xu thế cân bằng giữa cung và cầu, do vậy tình trạng đào tạo giáo viên ở một số bộ môn vẫn thừa không bố trí được.
Chế độ chính sách đối với CBQL, GV phục vụ ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh chưa phù hợp, chưa tạo được sự thu hút và động viên phát triển đội ngũ, vì thế việc tuyển chọn, điều động và bố trí GV ở những vùng này luôn gặp nhiều khó khăn.
2.3.Tình hình giáo dục THPT công lập tỉnh Bến Tre những năm qua.
2.3.1.Qui mô phát triển trường, lớp, học sinh THPT công lập.
Đến năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 26 trường THPT công lập được xây dựng kiên cố và phân bố đều khắp giữa các huyện trong tỉnh, cụ thể như :
Thị xã Bến Tre: 03 trường (01 trường THPT chuyên); huyện Giồng Trôm: 03 trường; huyện Ba Tri: 03 trường; huyện Bình Đại: 03 trường; huyện Châu Thành: 03 trường; huyện Mỏ Cày: 06 trường; huyện Chợ Lách: 02 trường; huyện Thạnh Phú: 03 trường.
Tổng số lớp là 812 lớp và trường lớn nhất là trường THPT Phan Văn Trị với 55 lớp. Căn cứ vào Thông tư 27 ngày 07 tháng 12 năm 1992 của Liên Bộ GD&ĐT và Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) thì số trường hạng 1 là 16 chiếm tỷ lệ 61.5% , hạng 2 là 9 tỷ lệ 34.6% và hạng 3 là 01 tỷ lệ 3.9%. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh với số lượng học sinh THPT ngày càng tăng, năm học 2002-2003 tỉnh đã xây dựng mới thêm 06 trường THPT công lập tại 05 huyện:
+Huyện Giồng Trôm : 01 (THPT Nguyễn Thị Định) +Huyện Ba Tri: 01 (THPT Sương Nguyệt Anh ) +Huyện Châu Thành : 01 (THPT Mạc Đĩnh Chi)
+Huyện Mỏ Cày:02 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai,LêAnh Xuân) + Huyện Thạnh Phú : 01 (THPT Đoàn Thị Điểm ).
Trong năm qua tỉnh đã trang bị phòng máy tính cho 100% trường THPT công lập, với sự hỗ trợ của dự án PMIS ( Hệ thống quản lý thông tin nhân sự) và dự án EMIS ( Hệ thống quản lý thông tin giáo dục ) do Bộ GD&ĐT triển khai, Sở GD&ĐT đã kết nối internet cho 100% trường THPT trong tỉnh phục vụ tốt cho công tác quản lý và giảng dạy.
Bảng 2.5.Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THPT công lập giai đoạn 2000-2005
Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực Học sinh Tỷ lệ % Tỷ lệ % Năm học TS Tốt Khá TB Y Giỏi Khá TB Y Kém Đỗ TN % 00-01 20525 81.6 16.4 1.8 0.2 9.8 40.9 42.4 7.1 0.1 84.14 01-02 23817 80.8 16.8 2.0 0.3 10 38.7 42.5 8.6 0.1 83.19 02-03 28347 78.3 19.2 2.9 0.5 8.9 35.4 45.2 11.1 0.3 96.9 03-04 31310 77.6 18.9 2.9 0.6 10.5 34.7 42.6 11.8 0.4 88.8 04-05 32473 78.9 18.2 2.5 0.4 11.5 33.6 42.7 11.8 0.4 87.6
Số lượng học sinh THPT công lập từng năm đều gia tăng, tỷ lệ học sinh bình quân trên lớp hiện nay là 40hs/lớp (hiện có 812 lớp), hạnh kiểm và học lực từng bước có những chuyển biến tích cực.
Tỷ lệ bình quân học sinh có hạnh kiểm tốt qua các năm là 79.44%, học sinh giỏi là 10.14%, khá là 36.66% và học sinh yếu là 0.26%.
*Nhận xét chung về qui mô trường, lớp, học sinh THPT công lập của tỉnh.
-Mặt mạnh: Chương trình kiên cố hoá trường, lớp tỉnh Bến Tre đều có chuyển biến tốt trong những năm qua; nhiều trường được xây dựng kiên cố theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Sự phân bố đồng bộ giữa các trường THPT công lập trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, tiến đến hoàn thành PCGD THCS và bước vào PCGD THPT ở những năm tiếp theo.
Số lượng học sinh học sinh giỏi tại các trường THPT công lập đều tăng qua từng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT qua các năm đều trên 80%,đây là kết quả của sự nổ lực của thầy, trò và CBQL giáo dục tại các đơn vị.
-Hạn chế: Mặc dù hệ thống trường THPT công lập được bố trí cân đối giữa các huyện trong tỉnh, tuy nhiên nhìn chung hầu hết đều tập trung ở thị trấn, thị xã; do đó ở một số địa phương học sinh đi học vẫn còn gặp không ít khó khăn (như huyện Giồng Trôm, huyện Thạnh Phú, huyện Bình Đại và huyện Ba Tri).
Tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt còn diễn biến chậm trong khi số học sinh hạnh kiểm yếu lại có khuynh hướng tăng, đây là điều đáng quan tâm của các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
2.3.2.Đội ngũ GV, NV, CBQL trường THPT công lập
Đến tháng 5 năm 2006, đội ngũ GV, NV và CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre có:
* CBQL : 67 ( nữ : 17, tỷ lệ 25.3%)
+ Trong đó : Trên chuẩn:02 ( chiếm tỷ lệ 3.0% ) Đạt chuẩn: 65 (chiếm tỷ lệ 97% )
Đảng viên: 58 , tỷ lệ 86.5% ( Đảng viên nữ : 14, tỷ lệ 24.1% ) * GV : 1274 (nữ 700, tỷ lệ 54.9%)
+ Trong đó : Trên chuẩn : 05 ( chiếm tỷ lệ 0.04% ) Đạt chuẩn : 1160 (chiếm tỷ lệ 91.1%) Dưới chuẩn: 114 (chiếm tỷ lệ 8.9%). Đảng viên : 338 ( chiếm tỷ lệ 26.5%)
*Nhân viên văn phòng: 73, trong đó :đã được bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư tại trường CBQL GD&ĐT II, TpHCM là 30, tốt nghiệp trung cấp Kế toán: 32, CĐ, ĐH Kế toán :3, chưa qua đào tạo: 8.
Từ những số liệu trên cho ta thấy:
-Đội ngũ CBQL, GV, NV tại các trường THPT công lập tỉnh Bến Tre chưa thực sự đồng bộ; tỷ lệ GV trên lớp chỉ mới đạt 1.56GV/lớp so với Bộ GD&ĐT qui định là 2.1GV/lớp.
-Chính sách thu hút cán bộ có năng lực tốt về công tác trong tỉnh và trợ cấp riêng cho GV về công tác tại huyện Thạnh Phú trong những năm qua đã mang lại một số kết quả nhất định, từ năm học 2000-2001 đến nay toàn tỉnh đã tuyển dụng
được 520 GV THPT (trong đó ngoài tỉnh là 59 GV ) về công tác tại các huyện, thị trong tỉnh. So với qui mô phát triển trường lớp, học sinh THPT hiện nay thì với số lượng như thế vẫn chưa đáp ứng được tình trạng thiếu GV trong tỉnh. Nếu tính theo Thông tư 27 thì hiện nay GV THPT công lập còn thiếu 431 người và đến năm 2010 với kế hoạch có 1024 lớp thì GV cần phải bổ sung thêm là 876 GV, chủ yếu tập trung vào một số môn như môn Toán, Hoá, GDCD, Tin học, Kỹ thuật công nghiệp và Kỹ thuật nông nghiệp.
-Qua nghiên cứu chất lượng GV THPT công lập của tỉnh cho thấy, tỷ lệ GV dưới chuẩn hiện nay vẫn còn 8.06%, do không chỉ trong những năm qua mà hiện nay, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành tin học, TDTT, SPKT tại các trường Đại học là rất ít. Do đó để đáp ứng giảng dạy theo chương trình của Bộ qui định đòi hỏi phải tuyển GV chưa đạt chuẩn và sau đó có kế hoạch đưa đi đào tạo nâng chuẩn.
-Trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã cử 9 GV thể dục theo học nâng chuẩn tại trường Đại học TDTT II, 13 GV tin học học Đại học và 17 GV cơ khí học Đại học nâng chuẩn tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; và hiện nay đã có 39 GVTHPT đang theo học Cao học tại một số trường Đại học trong nước.
-Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị đã được chính quyền quan tâm và có chiều hướng phát triển tốt, hằng năm tỷ lệ Đảng viên tại các đơn vị trường học nói chung và tại các trường THPT công lập nói riêng đều có những chuyển biến rõ rệt.
Biểu đồ 2.2. Số lượng Đảng viên trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. 119 176 203 235 269 310 338 0 50 100 150 200 250 300 350 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005
-Bình quân có 31.2 đảng viên được kết nạp vào mỗi năm, điều này cho thấy công tác chính trị, tư tưởng trong trường học luôn được các cấp ủy đảng quan tâm.
-Công tác thanh tra GV, CBQL trường học từng bước có những chuyển biến tích cực, lãnh đạo Sở luôn quan tâm và kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra về chất lượng và cơ cấu. Trong những năm qua, thanh tra Sở đã thực hiện được những kết quả sau:
Bảng 2.6.Chất lượng Thanh tra toàn diện cấp THPT giai đoạn 2001-2005 Đơn vị được thanh tra Giáo viên được thanh tra
Tốt Khá Đạt Tốt Khá Đạt Năm học TS SL % SL % SL % TS SL % SL % SL % 00-01 08 02 25.0 02 25 04 50.0 313 53 16.9 186 59.4 74 23.7 01-02 09 01 11.1 08 88.9 00 00 130 22 16.9 83 63.9 25 19.2 02-03 10 01 10.0 08 80.0 01 10.0 220 33 15.0 125 56.8 62 28.2 03-04 12 01 8.3 10 83.3 01 8.3 241 41 17.0 180 74.7 20 8.3 04-05 10 00 0.0 08 80.0 02 20.0 287 57 19.9 223 77.7 7 2.4 TBC 51 05 10.9 36 71.4 08 17.7 1191 206 17.3 797 66.9 188 15.8
Kết quả thanh tra toàn diện cho thấy, các đơn vị được xếp loại tốt và khá chưa có chuyển biến tích cực, số GV được xếp loại tốt chiều hướng tăng trong từng năm nhưng chưa đáng kể. Đội ngũ GV chưa thật sự đồng bộ, do vậy vẫn còn tình trạng một GV phải dạy vượt ½ giờ chuẩn qui định; một số GV môn Sử, Sinh vật phải dạy
chéo các môn Giáo dục công dân, kỹ thuật nông nghiệp; tỷ lệ GV chỉ đạt 1.56 GV/lớp.
*Nhận xét chung về đội ngũ GV, CBQL trường THPT công lập của tỉnh.
-Mặt mạnh: Đội ngũ CBQL, GV, NV tuy chưa đủ theo qui định nhưng đa số thể hiện được sự quyết tâm đối với công tác giảng dạy; các thầy cô giáo từng bước được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Đội ngũ CBQL đang được chuẩn hoá về trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý; trong năm 2005 đã có 15 CBQL đương chức, 33 cán bộ dự bị, dự nguồn theo học lớp bồi dưỡng QLGD, 15 CBQL đương chức học lớp chính trị (02 học cao cấp và 13 học trung cấp). Nhân viên văn phòng cũng được quan tâm và tạo điều kiện để được bồi dưỡng về nghiệp vụ văn phòngï, trình độ tin học.
Bên cạnh đó, qua 7 năm thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TW của Bộ chính trị, hầu hết CBQL, GV, NV các trường THPT nói chung và trường THPT công lập nói riêng ngày càng có nhận thức đúng đắn về tư tưởng trong trường học; tin Đảng, tin mình nên ngày càng phấn đấu vào Đảng nhiều hơn. Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ nhà giáo thực sự là tấm gương sáng về nhân cách và đạo đức cho học sinh noi theo góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Nhìn chung, đội ngũ GV các trường THPT công lập tỉnh Bến Tre nói riêng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy hiện nay,đa số có tâm huyết với nghề, mến trẻ hết lòng phục vụ sự nghiệp giáo dục; có ý thức tự học tập, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
-Hạn cheá: Trong những năm qua, số lượng GV được tuyển dụng vào ngành giáo dục tuy có chuyển biến rõ rệt nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được tình
trạng thiếu GV hiện nay, chủ yếu tập trung vào các bộ môn như Toán, Hoá, Ngoại ngữ, Tin học, Kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp như trên đã nêu.
Số GV có trình độ trên chuẩn tương đối thấp chỉ đạt 0.04%, trong khi số lượng GV dưới chuẩn lại cao 8.9%. Điều này cũng ảnh hưởng chất lượng giảng dạy ở một số bộ môn; NV văn phòng chưa được bố trí đủ theo qui định tại Thông tư 27, một số trường THPT công lập hiện nay chưa có nhân viên y tế nhằm đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh, cán bộ giáo viên.
Công tác phát triển Đảng viên được thực hiện khá tốt đảm bảo chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên năng lực lãnh đạo của một số chi bộ trường học còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một bộ phận GV còn gặp khó khăn về điều kiện gia đình nên chưa tích cực học tập trên chuẩn.
-Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thông hiện nay ít có nguyện vọng vào học tại các trường sư phạm; bên cạnh đó, số lượng học sinh phổ thông của tỉnh trúng tuyển vào các chuyên ngành khối A của các trường đại học còn hạn chế và có khuynh hướng ở lại phục vụ tại các thành phố lớn để có điều kiện phát triển.
Chính sách thu hút của tỉnh còn nhiều bất cập chưa thực sự lôi kéo được nhân