Kết luận Chương

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên ĐH quốc gia TP HCM (Trang 53 - 55)

Để tìm hiểu công tác quản lý việc lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn một số CBQL làm việc tại các bộ phận quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên nhằm thu thập những thông tin cơ bản về ĐHQG-HCM cũng như về một số hoạt động cốt lõi của của các bộ phận này tại các trường thành viên ĐHQG – HCM.

Trong quá trình điều tra khảo sát bằng bảng hỏi dành cho CBQL, GV và SV, chúng tôi đã thu về các kết quả liên quan chủ yếu đến hai nội dung chính. Một là thái độ của CBQL, GV, SV đối với sự cần thiết của công tác lấy ý kiến sinh viên, kết quả đa số CBQL, GV và SV đều có thài độ ủng hộ và tích cực tham gia. Nội dung thứ hai liên quan đến thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên như công tác lập kế hoạch, công tác chỉ đạo thực hiện, công tác kiểm tra giám sát và việc sử dụng kết quả lấy ý kiến sinh viên với kết quả cho thấy đa số CBQL đồng ý rằng Ban Giám hiệu có chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch lấy ý kiến sinh viên, 2/3 CBQL và GV đều cho rằng kế hoạch được đưa ra bàn bạc công khai trong các cuộc họp nhưng công tác phổ biến kế hoạch vẫn chưa thật sự tốt. Nhà trường có chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác lấy ý kiến sinh viên nhưng mức độ thực hiện các công việc như thiết kế phiếu hỏi, thời gian lấy ý kiến, sử dụng kinh phí, tập huấn kỹ thuật góp ý cho sinh viên, phổ biến thông tin …chỉ được đánh giá ở mức trung bình và chưa đồng đều giữa các đơn vị thành viên. Sau khi thu thập ý kiến của sinh viên, nhà trường có tiến hành phân tích kết quả và kết quả này được CBQL và GV rất quan tâm, nhưng việc sử dụng kết quả để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên vẫn còn hạn chế vì có chưa tới 50% CBQL, GV đã xác nhận “có” đối với hoạt động này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tổng kết được một số thuận lợi và khó khăn chung đối với công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các trường thành viên. Những thuận lợi đó bao gồm sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của CBQL, GV, và SV, và sự tích cực làm việc của các cán bộ làm việc tại các bộ phận lấy ý kiến sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, công tác lấy ý kiến sinh viên gặp khá nhiều khó khăn như số lượng sinh viên tham gia khảo sát chưa nhiều nên ý kiến của sinh viên có thể chưa thật sự khách quan. Ngoài ra, tính chất của công tác này rất nhạy

cảm do ảnh hưởng đến uy tín của giảng viên và truyền thống “tôn sư trọng đạo” của Việt Nam. Mặt khác, việc thiếu kinh nghiệm, kinh phí, nhân sự có chuyên môn thật sự là một trong những trở ngại lớn nhất của việc tổ chức lấy ý kiến sinh viên tại các trường. Do đó, để cải tiến hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất như tăng cường phổ biến thông tin, tập huấn cho CBQL, GV, SV về mục đích cũng như phương pháp trả lời bảng hỏi, nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên, hoàn thiện công cụ lấy ý kiến sinh viên và cuối cùng là tăng cường hiệu quả sử dụng kết quả thu thập được vì nếu không hoạt động này sẽ trở nên vô nghĩa và lãng phí.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên ĐH quốc gia TP HCM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)