Bảng 4.6. Kích thước của hàu ở các nghiệm thức theo thời gian
NT Trung bình tăng trưởng chiều dài của hàu (Ngày)
1 90
1 4,07±0,11 4,03±0,10a
2 4,20±0,05 4,11±0,01a
3 4,16±0,10 4,15±0,10a
NT Trung bình tăng trưởng chiều rộng của hàu (Ngày)
1 90
1 2,91±0,07 2,90±0,03a
2 2,99±0,10 2,94±0,04a
3 2,89±0,04 2,89±0,03a
Các giá tri của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Trung bình chiều dài của hàu lúc bố trí thí nghiệm ở các NT là 40,7 – 40,16mm. Sau 90 ngày nuôi chiều dài hàu ở các nghiệm thức tăng không đáng kể mà còn giảm. Trong đó NTI và NTII là giảm đáng kể so với NTIII (Bảng 4.6), tuy nhiên cả 3 NT đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Một phần do trong
B
kiện thí nghiệm thì không đủ dinh dưỡng so với điều kiện tự nhiên có môi trường nước chảy thì thành phần thức ăn dồi và thích hợp cho hàu phát triển.
Chiều rộng của hàu khi bố trí thí nghiệm đạt trung bình từ 28,9 – 29,9 mm và sau 90 ngày nuôi NTII đạt cao nhất (29,4mm), kế đến NTI (29mm) và thấp nhất là NTIII (28,9mm) và ở Bảng 3.6 các NT ở giai đoạn đầu đến khi kết thúc thí nghiệm đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Mặc dù có giảm về chiều rộng của hàu ở NTI và II nhưng không đáng kể.
Bảng 4.7. Khối lượng của hàu thí nghiệm ở các nghiệm thức theo thời gian
NT 1 90
1 11,07±0,46 10,75±0,44a
2 11,78±0,42 11,06±0,45a
3 11,63±0,26 10,76±0,28a
Các giá tri của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Nhìn chung, khối lượng hàu (Bảng 4.7) ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở tất cả các nghiệm thức khối lượng hàu đều giảm theo thời gian do có khả năng hàu thí nghiệm đã thành thục sinh sản và không tăng trưởng thêm về kích thước. Nguyễn Thức Tuấn và Phạm Thị Mỹ Dung (2007) cho rằng tốc độ tăng trưởng của hàu cửa sông nuôi ghép với tôm thì tương đương với các mô hình nuôi hàu đơn khác.