II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
2. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I Hà Nộ
2.1 Phân tích đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro-
Điểm mạnh:
Năm 2006 sẽ là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và cũng là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức với doanh nghiệp trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi mặt hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế... là những sức ép rất lớn. Công ty sẽ có thuận lợi hơn do tính linh động cao của mô hình công ty cổ phần nhưng lại có khó khăn vì thu hẹp quy mô vốn, người lao động chưa quen với hình thức hoạt động và quản trị mới có thể sẽ mang theo cách suy nghĩ và làm việc cũ không phù hợp nhất là thời kỳ đầu sau cổ phần, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty. Bên cạnh đó, Công ty CP cũng có rất nhiều công việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nền nếp, trong đó công việc trước mắt là xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ bao gồm quy chế tài chính, quy chế phân phối, quy chế sử dụng và đào tạo cán bộ...
Nền kinh tế quốc gia tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với các cải cách về hành chính của nhà nước, cũng như việc ban hành và áp dụng các chính sách điều hành-quản lý kinh tế hướng đến các chuẩn mực quốc tế thông dụng ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực để tham gia sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế..., đồng thời việc ký kết
các cam kết quốc tế về hợp tác kinh tế-thương mại song phương và đa phương giữa nước ta với nhiều nước và tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và thuận lợi chung cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty XNK Tổng hợp I.
Sau CPH Công ty XNK Tổng hợp I sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần có đầu tư vốn của Nhà nước, Công ty vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ Thương mại và có sẵn các mối quan hệ đã hình thành từ trước với các đơn vị và bạn hàng trong và ngoài nước khác.
Đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty từ cấp quản lý phòng, chi nhánh và đa số CBCNV có tâm huyết và kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục làm việc và đóng góp công sức cho Công ty. Tập thể Công ty có truyền thống đoàn kết gắn bó và thái độ nghiêm túc trong mọi mặt hoạt động là vốn quý mà Công ty được kế thừa sau khi cổ phần hoá. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên sắp tới sẽ là những cổ đông của Công ty nên sự gắn bó và trách nhiệm với Công ty sẽ càng thêm chặt chẽ. Tất yếu sẽ là nhân tố phát huy cao hơn sự tự giác và tính tích cực nâng cao năng lực làm việc, cũng như khả năng sáng tạo, năng động của mỗi cá nhân đối với sự phát triển chung của Công ty.
Đồng thời việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi giúp Công ty năng động hơn trong cơ chế huy động mọi nguồn lực (vốn và lao động) đáp ứng nhu cầu tổ chức và mở rộng sản xuất kinh doanh và cũng tạo ra cơ sở pháp lý linh động và phù hợp để Công ty xây dựng cơ chế quản lý nội bộ với mục tiêu vừa đảm bảo mọi hoạt động của Công ty phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của đội ngũ người lao động trong Công ty. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và đầu tư - là cơ sở để nâng cao đóng góp cho xã hội và cải thiện thích đáng đời sống của CBCNV.
Điểm yếu:
Công ty XNK Tổng hợp I mới chỉ mạnh về kinh doanh thương mại, mà chủ yếu là XNK.
Giai đoạn đầu hoạt động Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong điều hành do sự chuyển đổi hình thức.
Quy mô và hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động cũng không đồng đều, nhiều lĩnh vực cả quy mô và hiệu quả kinh doanh còn yếu, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường. Một số lĩnh vức đầu tư chiếm khối lượng vốn khá lớn nhưng trước mắt còn chưa có hiệu quả, phải lấy kết quả kinh doanh từ nguồn khác để bù vào nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công ty cũng rất cần nâng cao trình độ đội ngũ lao động do nhu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ đào tạo lại để tiếp tục sử dụng được một lượng lớn lao động.
Các yếu tố mới về môi trường với doanh nghiệp cổ phần hóa vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty trong giai đoạn đầu cổ phần hóa.
Cơ hội:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu xuất nhập khẩu đang gia tăng nhanh nhất là khi Việt nam đang chuẩn bị tiến trình ra nhập WTO.
Sự ổn định về kinh tế, chính trị, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp trong nước trong đó có Công ty.
Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh.
Chính phủ Việt Nam đã tạo ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá và gia nhập thị trường chứng khoán, điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong quá trình huy động vốn mở rộng kinh doanh.
Việc liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược mở ra cho công ty những cơ hội mới để quảng bá sản phẩm, nâng cao thị phần trong và ngoài nước.
Nguy cơ:
Hoạt động của Công ty đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và các hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ có nguy cơ thiếu vốn nếu như không tìm kiếm được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. *.Các nhân tố rủi ro.
-Rủi ro biến động kinh tế.
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu ảnh hưởng và chi phối rất lớn bởi nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế trong thời kỳ phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi động và phát triển; trong trường hợp nền kinh tế suy thoái hoặc chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, đầu tư nước ngoài cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm, thị trường xuất nhập khẩu khả năng cũng sẽ bị thu hẹp. Mặt khác, điều kiện kinh tế trong nước thuận lợi là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu; một nền kinh tế trì trệ có thể tác động ngược lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của ngành cũng như của Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua luôn ổn định ở mức cao, với chính sách và quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam có thể vẫn sẽ được duy trì ổn định ở mức cao, cùng với chính sách hội nhập, cơ hội đang mở ra cho các đơn vị hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá là khá lớn.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường khó lường trước được những thay đổi về chính sách, quan hệ ngoại giao... làm thay đổi các kế hoạch của công ty, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ quan hệ ngoại giao giữa hai nước có biến động sẽ gây trở ngại tới việc xuất nhập khẩu hàng hoá, hay việc ban hành văn bản pháp lý cấm xuất hoặc cấm nhập một mặt hàng nào đó, nước này tẩy chay hàng hoá của nước kia... Tuy nhiên, tình hình chính trị trong nước hiện nay đang ổn định, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định áp dụng cho họat động xuất nhập khẩu theo hướng hội nhập với thị trường khu vực và quốc tê - Chính điều nay cũng góp phần giúp cho Công ty có định hướng tốt để phát triển trong tương lai.
-Rủi ro tỷ giá.
Hoạt động chính của Công ty là xuất nhập khẩu, các hoạt động này đều được thanh toán và nhận thanh toán bằng ngoại tệ, cụ thể đối với Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I là bằng USD. Qua theo dõi tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty các năm qua và dự báo sau khi cổ phần hóa cho thấy kim ngạch nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu - Do đó, số chi ra bằng ngoại tệ lớn hơn rất nhiều số thu về; vì vậy, những biến động tỷ giá có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhụân và tình hình tài chính của Công ty.
-Rủi ro khác.
Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng của những rủi ro khác như rủi ro do hoả hoạn, rủi ro do biến động giá cả các yếu tố đầu vào, rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng... những rủi ro này cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG II