Kiến nghị 2: Về phương pháp tính khấu hao tài sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội (Trang 59 - 62)

2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.

2.2. Kiến nghị 2: Về phương pháp tính khấu hao tài sản

Về vấn đề tính chi phí khấu hao tài sản cố định: hiện nay ở công ty, theo quyết định 1062 và mới có văn bản sửa đổi mới điều chỉnh là số 166/ 1999 QĐ - BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 về đăng ký khấu hao tài sản cố định trong từng năm, công ty thực hiện tính mức khấu hao tài sản cố định bằng tổng mức khấu hao bình quân năm chia cho 12 tháng.

Mức khấu hao tháng = mức khấu hao năm / 12 tháng

Mặt khác trong năm có thể có phát sinh các nghiệp vụ tăng hoặc giảm tài sản cố định và giá trị phát sinh tăng hoặc giảm tài sản cố định là rất lớn, nhưng công ty chỉ điều chỉnh số phát sinh đó vào cuối năm. Cách tính khấu hao theo mức khấu hao bình quân như vậy sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất 59

lớn đến giá thành sản phẩm. Nghĩa là tài sản cố định tăng, giảm trong năm thì ảnh hưởng mức khấu hao tăng giảm vào tháng cuối năm.

Việc tính khấu hao theo mức bình quân năm, năm chia theo tháng sẽ dẫn đến hiện tượng nếu trong tháng kế hoạch sản xuất không thực hiện tốt sẽ làm cho giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm tăng quá cao và ngược lại có hại làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống quá thấp điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lý của giá thành sản phẩm.

Bởi vậy, công ty cần có biện pháp thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định như hiện nay theo quy định của Bộ tài chính về văn bản mới quy định về khấu hao tài sản cố định ngày 30 / 12 / 1999, cụ thể: căn cứ vào mức trích khấu hao tài sản cố định của những tài sản cố định hiện có được đăng ký với cơ quan quản lý vốn. Hàng tháng khi co tài sản cố định tăng, giảm thì phải điều chỉnh tăng, giảm mức khấu hao vào tháng tiếp theo chứ không để đến cuối năm mới điều chỉnh một lần.

Mức khấu hao TSCĐ tháng n = Mức khấu hao tài sản cố định đã trích tháng trước (n-1) + Mức khấu hao tăng tháng n (căn cứ vào TSCĐ tăng tháng n-1) -

Mức khấu hao giảm tháng n (căn cứ vào tài sản cố định giảm

tháng n-1)

2.3. Kiến nghị 3

Về việc kế toán tập hợp chi phi trả trước:

Hiện nay chi phí trả trước ở công ty nếu phát sinh thì chủ yếu là chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, mà khoản chi phí này thường là rất lớn.

Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi thiết bị máy móc bị hư hỏng phải sửa chữa lớn.

Thực tế tại công ty cong tác sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh thì tập hợp toàn bộ vào chi phí có liên quan (TK 627, 642).

Nợ TK 2413 giá trị công trình sửa chữa lớn Có TK liên quan (331) hoàn thành

Kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn hoàn thành vào chi phí Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 2413

Như vậy chi phí trong kỳ của tháng thực tế sửa chữa lớn tài sản bị tăng lên rất nhiều, trong khi đó tài sản cố định đó không chỉ sản xuất vài tháng mà dùng vào hoạt động sản xuất cho nhiều năm mới phải sửa chữa và thanh lý.

Nhưng ở công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội chưa có khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh tránh bị động, công ty cần quan tâm xem xét vấn đề:

Hàng năm công ty nên xây dựng lập dự toán, lập kế hoạch trích trước chi phí quản lý lớn.

+ Hàng tháng trích trước: Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 335

+ Khi công trình sửa chữa lớn thực tế phát sinh: Nợ TK 2413

Có TK 331 + Kết chuyển chi phí:

Nợ TK 335

Có TK 2413

Cuối năm điều chỉnh mức trích trước với giá thành thực tế sửa chữa lớn: * Chênh lệch tổng mức trích trước lớn hơn giá thành thực tế sửa chữa lớn:

Nợ TK 335

Có TK 721

* Chênh lệch tổng mức trích trước nhỏ hơn giá thành thực tế sửa chữa lớn:

Nợ TK 627, 642

Có TK 335

2.4.Kiến nghị 4: Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Vì: - Các loại sản phẩm của phân xưởng nhựa đều có quy trình công nghệ giống nhau.

- Các chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhân công, sản xuất chung đều tương tự nhau.

- Nếu tính theo phương pháp giản đơn thì số lượng các bước tính toán quá nhiều, trong khi đó tính chính xác của việc phân bổ chi phí cũng không thể tuyệt đối do đó để đơn giản hơn, dễ tính toán hơn mà vẫn đảm bảo tính chính xác (tương đối) của giá thành. Theo em công ty nên thay đổi phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn, bằng phương pháp tính giá thành tỷ lệ cho phân xưởng nhựa.

Bước 1: Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng khoản mục = DĐK + CTK - DCK x 100 Σti Trong đó: DĐK; DCK = 0

ti : là tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành có thể dùng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế. Bước2: Giá thành của sản phẩm i = ti +T%

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w