Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Khách sạn Kim Liên: 1.Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Một phần của tài liệu Vận dụng Marketing - mix trong hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên (Trang 27 - 31)

4.1.Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường sự cạnh tranh là tất yếu song không phải là tất cả đều là đối thủ của Công ty mà chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh khác có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trong thị trường cạnh tranh sôi động đó Công ty khách sạn du lịch Kim Liên phải đối đầu với các đối thủ chính như khách sạn Đồng Lợi, khách sạn Thắng Lợi, Thuỷ Tiên... Là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty.

Đối với từng đối thủ Công ty cần phải phân tích một cách chi tiết thấu đáo, trên cơ sở đó đưa ra được một chiến lược đúng đắn thì mới có thể tồn tại và phát triển được cho nên những đối thủ cạnh tranh trực tiếp này cần được “Soi” dưới kính hiển vi. Để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của họ các nguồn thông tin được sử dụng để đánh giá, đó là hiển nhiên. Việc nghiên cứu các ấn phẩm quảng cáo của đối thủ cạnh tranh là xuất phát điểm tốt nhất. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty đã quảng cáo tích cực nhất cho các dịch vụ và các lợi ích nào, nếu Marketing của họ có hiệu quả thì đó là những điểm mạnh của họ. Sau đó Công ty phải tiến hành khảo sát thực tế, quan sát và thử nghiệm.

Chúng ta có thể sử dụng mẫu biểu sau để phân tích sự cạnh tranh trực tiếp:

- Mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Mẫu phân tích thử một đối thủ cạnh tranh của Công ty du lịch và khách sạn Kim Liên

Tên : Khách sạn La Thành

Hạng sao : 2 sao

Chủ thể quản lý : Văn phòng Chính phủ.

Nội dung Đánh giá

- Nhân lực:

- Tổng số lao động: 217 người, trong đó: + Lao động phục vụ trực tiếp: 195 người. + Lao động gián tiếp 22 người.

+ Trình độ Đại học về KDKS & ĐẫC LậP - TÙ DO - HạNH PHUC: 4 người.

+ Không có công nhân kỹ thuật KDKS & DL. + Trình độ Đại học ngoại ngữ: 3 người.

+ Trình độ Đại học khác: 18 người.

+ Độ tuổi 31-60: 198 người, chiếm 91,3%. + Thu nhập bình quân: 996.000.

- Thiếu hụt nhân viên có trình độ, công nhân kỹ thuật KDKS. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với khách sạn này.

- Độ tuổi nhân viên: nhân viên trong độ tuổi 18-30 chỉ chiếm có 8,7%. Đây cũng là yếu điểm của khách sạn.

- Thu nhập bình quân tương đối ổn định so với khách sạn khác.

- Hiệu suất kinh doanh (1998) + Công suất sử dụng 62%.

+ Số ngày khách lưu trú bình quân 3,3 ngày. - Chi phí cho việc thu hút khách ở khách sạn như sau:

+ Quảng cáo: 2%. + Môi giới 1%. + Đào tạo: 1%.

+ Kiểm tra chất lượng, nghiên cứu Marketing: 3% trong tổng các khoản chi phí.

- Công suất sử dụng có thể chấp nhận được, số ngày lưu trú ở mức trung bình.

- Chi phí trực tiếp thu hút khách rất ít. Hiện tại có thể vẫn giữ được mức công suất như trên song trong tương lai có thể nhận thấy rằng do chi phí quá thấp nên không thể nâng cao hơn được công suất

sử dụng hiện tại. - Mối quan hệ:

+ Trực thuộc sự quản lý của tổng cục du lịch. + Là 1 doanh nghiệp quốc doanh có tên tuổi trong ngành khách sạn, có mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan quản lý.

- Quan hệ tốt với các hãng lữ hành gửi khách

- Do trực thuộc Văn phòng Chính phủ nên có được sự ưu đãi hơn, có được sự giúp đỡ cao của các ngành các cấp có liên quan.

- Hệ thống sản phẩm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá tương đối thấp phù hợp với thị trường khách du lịch nội địa. - Chất lượng sản phẩm ở mức trung bình. - Chưa có sản phẩm đặc sắc. - Có sự cạnh tranh mạnh với khách sạn Kim Liên. - Tỉ trọng thị trường:

- Tổng lượng khách là hơn 40.000 lượt chủ yếu là khách nội địa.

- Có một tỷ trọng đáng kể trên tỉ phần thị trường khách du lịch nội địa.

- Quảng cáo:

- Có ấn phẩm quảng cáo số lượng ít, theo đợt. - ít quảng cáo trên báo chí, đài.

- Chưa có hệ thống phân phối hiệu quả.

- Chi phí cho quảng cáo là 2% mức giá bình quân ngày/phòng.

- Chưa hiểu rõ tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh khách sạn.

- Mục tiêu của khách sạn này: - Tăng trưởng 10% trong năm 1999.

- Theo đuổi thị trường mục tiêu là khách du lịch nội địa.

- Là đối thủ ảnh hưởng trực tiếp “nặng ký” uy hiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên.

Các tiêu chuẩn cho điểm cho các tiêu thức:

- Giá cả và chất lượng: là những yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố đánh giá, cùng chiến tỷ lệ 20% trong tổng các yếu tố được đánh giá.

tố được đánh giá.

- Tỷ phần thị trường, mức độ cạnh tranh, khả năng hoạt động mỗi yếu tố chiếm 10% trong tổng các yếu tố được đánh giá.

- Điểm 5: Yếu tố được đánh giá là xuất sắc. - Điểm 4: Yếu tố được đánh giá là tốt. - Điểm 3: Chấp nhận yếu tố được đánh giá. - Điểm 2: Yếu tố được đánh giá trung bình. - Điểm 1: Yếu tố được đánh giá là kém.

Chú ý: các yếu tố có thể được cùng một thang điểm giống nhau nếu chúng được đánh giá là tương đương hoặc cùng một mức như nhau.

Nhược điểm: Phương pháp này mang tính chủ quan của người đánh giá. 4.2. Phân tích Công ty khách sạn du lịch Kim Liên:

Việc phân tích Công ty là một trong những yếu tố để giúp doanh nghiệp thành công. Công ty Du lịch và Khách sạn Kim Liên cũng vậy, là một Công ty lớn do đó Công ty có rất nhiều bộ phận và phòng ban. Những bộ phận này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với Trung tâm quan hệ là ban lãnh đaọ Công ty.

Các bộ phận sản xuất (bộ phận buồng, lễ tân, bộ phận giặt là, các bộ phận khác) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và có sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận liên quan việc phục vụ khách và thời gian lưu trú tại khách sạn.

Bộ phận tài chính kế toán luôn quan tâm đến những vấn đề về lương, thưởng , nguồn vốn, đảm bảo công nợ, trả lương thưởng kịp thời cho các bộ công nhân viên trong công ty.

lý song Công ty lại hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập được ăn lỗ chịu. Đó là điều kiện tốt tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sự phát triển kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng Marketing - mix trong hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên (Trang 27 - 31)