Trong nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận động không ngừng để tồn tại và phát triển. Mà thước đo của vấn đề đó lại phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những có ý nghĩ rất lớn đối với sụ tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà còn góp phần làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh. Chính vì vậy mà hiệu quả luôn là vấn đề mà các nhà quản trị đặt lên hàng đầu mỗi khi đưa ra một quyết định đầu tư hay chiến lược quan trọng nào khác.
Nhận thức được điều đó nên ngay từ khi mới thành lập đến nay, toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty Sơn Hà, với những nỗ lực và quyết tâm lớn đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở luôn đổi mới, hoàn thiện tự vươn lên. Điều này lại càng cần thiết hơn nữa với một thành phần kinh tế hoàn toàn độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm như Sơn Hà.
Nắm được vai trò quan trọng của XTTM nói chung và của xúc tiến bán nói riêng, công ty Sơn Hà đã bắt đầu có sự quan tâm đầu tư vào việc nghiên cửutiển khai hoạt động xúc tiến bán. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình thực hiện chương trình xúc tiến bán của công ty, tôi nhân thấy công ty có một số ưu, nhược điểm sau:
1. Ưu điểm:
+ Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực, sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, hàng hóa tràn ngập với đủ mọi loại hình kinh doanh, công ty Sơn Hà luôn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra; tạo và giữ vững uy tín với khách hàng của mình. Công ty luôn đảm bảo làm ăn có lãi, doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn và phát triển được vốn. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức ngày được cải thiện và nâng cao. Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, ngân sách. Qua thời gian công ty đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường.
+ Chất lượng sản phẩm của công ty được người tiêu dùng tín nhiệm và trong khi giá cả của sản phẩm Sơn Hà mềm dẻo phù hợ với người tiêu dùng ở các vùng xa Hà Nội. Chính sách giá của Sơn Hà được tạo điều kiện bởi chi phí sản xuất và quản lý thấp giúp công ty dần tăng đáng kể thị phần của mình ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
+ Hoạt động xúc tiến bán ngày nay đã trở thành một công cụ quan trọng trong hệ thống Marketing của công ty.
+ Công ty bắt đầu triển khai chương trình xúc tiến bán của công ty thông qua các lần tài trợ mang lại cho công ty một số thành công nhất định.
+ Công ty đã có sự phối hợp tốt giữa các kỹ thuật giao tiếp khuếch trương (XTTM – Promotion) đưa ra một kỹ thuật xúc tiến bán. Quan tâm đến các kì hội chợ triển lãm thương mại, các hình thức khuyến mại đã thu hút được đông đảo người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm của công ty thông qua các đợt khuyến mại giảm giá trong thời gian diễn ra triển lãm hàng tiêu dùng.
+ Lãnh đạo của công ty thường xuyên đôn đốc kiểm tra tình hình kinh doanh để kịp thời xử lí các tình huống phát sinh.
+ Công ty có mạng lưới bán hàng rộng, hoạt động có hiệu quả cao và một kế hoạch phát triển rõ ràng cùng với chiến lược thị trường đúng đắn.
+ Nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty dễ dàng kết hợp với các công cụ khác của xúc tiến hỗn hợp.
2. Nhược điểm:
+ Các hoạt động XTTM còn yếu, hiệu quả chưa cao, còn mang nặng tính hình thức.
+ Bị động về khâu nguyên liệu.
+ Việc xác định thị trường mục tiêu khá hợp lí song công ty chưa có sự mở rộng ở những địa bàn lân cận, công ty chỉ mới tập trung khai thác ở các thị trường truyền thống chứ chưa chủ động phát hiện thị trường tiềm năng.
+ Việc lựa chọn các kỹ thuật xúc tiến bán còn chưa phù hợp với nguồn lực sẵn có của công ty nên hoạt động kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
+ Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động xúc tiến bán còn kém.
3. Nguyên nhân.
3.1. Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiệp vụ XTTM nói chung và xúc tiến bán nói riêng còn hạn chế.
+ Ý kiến chủ quan của nhân viên trong công ty chưa coi trọng hoạt động XTTM đôi khi có suy nghĩ hoạt động XTTM là không cần thiết.
+ Là một công ty trẻ nên việc thực hiện nghiệp vụ xúc tiến bán còn thiếu kinh nghiệm.
+ Công ty đã xây dựng được mối quan hệ truyền thống tôt đẹp với khách hàng, người cung ứng đảm bảo cho quá trình mua bán hàng hoá trong công ty diễn ra đúng tiến độ.
+ Nhân viên phòng kinh doanh kiêm nhiều công việc do đó hiệu quả hoạt động chưa cao.
3.2.
+ Các ĐTCT của công ty cũng liên tục tiến hành các đợt
+ Hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến bán nói riêng là hình thức khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy Công ty chưa có điều kiện để vận hành nó một cách có hệ thống nên hiệu quả mang lại chưa như ý muốn.
+ Do sự quan tâm của Nhà nước về tất cả các mặt giúp Công ty tiếp cận với thị trường một cách nhanh chóng.
+ Cơ chế quản lý của Nhà nước trong quá trình nhập khẩu còn nhiều bất cập.
+ Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước đặc biệt là ở Hà Nội dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng nhanh nên Công ty có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
+ Thị trường xây dựng cũng phát triển đòi hỏi cần có nhiều nguyên liệu nên thuận lợi cho việc kinh doanh ống thép.