KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quảng Cáo Thương Mại và Công Nghiệp Hà Nội (Trang 37 - 41)

4.1. Tình hình về doanh thu và lợi nhuận của công ty Doanh thu theo thị trường/khách hàng của công ty: Doanh thu theo thị trường/khách hàng của công ty:

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: 1.000.000 Việt Nam đồng

Năm Chi tiết

2003 2004 2005 2006 2007

I. Doanh thu 20.103 22.560 25.080 28.309 32.468 1. Doanh thu theo thị trường/

khách hàng

1.100 1.345,5 1.589 1.480 2.1382. Doanh thu theo sản phẩm 16.450 18.893 21.568 25.100 27.841 2. Doanh thu theo sản phẩm 16.450 18.893 21.568 25.100 27.841 3. Doanh thu theo các hoạt

đông khác

2.553 2.321 1.923 1.729 2.489II. Chi Phí 13.900 15.930 18.370 21.298 25.444 II. Chi Phí 13.900 15.930 18.370 21.298 25.444 1. Chi phí nguyên vật liệu và

truyền thông

8.200 10.050 11.140 13.210 15.3402. Lương công nhân viên 2.150 2.300 2.890 3.260 4.100 2. Lương công nhân viên 2.150 2.300 2.890 3.260 4.100 3. Chi phí quản lý doanh

nghiệp

1.350 1.420 1.560 1.720 2.3004. Chi phí tài chính 1.100 980 1.420 1.590 1.840 4. Chi phí tài chính 1.100 980 1.420 1.590 1.840

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 5. Các quỹ phúc lợi 500 530 620 698 734 5. Các quỹ phúc lợi 500 530 620 698 734 6. Các chi phí khác 600 650 740 820 1.130 III. Thuế 1.900 2.007,5 2.027,5 2.102,7 5 2.106 1. Thuế sữ dụng đất 350 350 350 350 350

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.550 1.657,5 1.677,5 1.752,7 5 1.756 Còn lại 4.303 4.622,5 4.682,5 4.908,2 5 4.918 ( Nguồn số liệu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh cuối các năm của công ty do chị Trịnh Thị Thanh Huyền trưởng phòng kế toán cung cấp)

Nhận xét

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu của công ty tăng lên rất nhiều nhưng lợi nhuận cuối cùng thì không có mức tăng tương xứng. Nhìn vào bảng ta thấy chi phí mà công ty phải bỏ ra cũng rất lớn, Nhưng lượng chi phí này chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra. Như đoà tạo nguồn nhân lực, chi phí cho các hoạt động truyền thông, đầu tư,…. Nhằm để nâng cao đội ngũ công nhân viên, Nâng cao uy tín và phạm vi ảnh hưởng của thương hiệu.

4.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh hoạt động Marketing và truyền thông của công ty thông của công ty

So sánh chỉ tiêu và chi phí qua các năm ( từ năm 2003 đến 2007 ) Bảng so sánh các chỉ tiêu và chi phí qua các năm

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Năm Doanh thu Chi phí

T.trường S.phẩm HĐkhác NCSP Mar XTHH CPkhác Chỉ tiêu Lợi nhuận 2003 1.100 16.45 0 2.553 1.500 2.201 2.450 10.12 0 18.5 3.832 2004 1.345 18.89 3 2.3215 1.760 2.550 2.760 11.35 0 20.3 4.140 2005 1.589 21.56 8 1.923 1.820 2.750 3.350 13.21 0 23.5 3.950 2006 1.480 25.10 0 1.729 2.140 2.920 3.780 14.68 0 26.0 4.789 2007 2.138 27.84 1 2.489 2.360 3.110 3.903 16.52 0 30.5 6.575

Số liệu từ bảng trên cho ta biết doanh thu của công ty từ các nguồn nào và doanh thu của các nguồn là bao nhiêu. Mặt khác ta cũng thấy chi phí của công ty phải bỏ ra là bao nhiêu? chi phí cho các khoản gì? khoản nào là quan trọng nhất đối với công ty? Từ bảng trên ta thấy công ty ngoài chú trọng các nguồn thu nhưng cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu sản phẩm mới, hoạt động Marketing, hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Vì hơn ai hết công ty đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nên công ty cũng phải làm truyền thông cho chính mình. Công ty đã đầu tư cho truyền thông khá tốt và tăng lên theo từng năm cụ thể. Mặc dù doanh thu của công ty trong 5 năm trở lại đây đều tăng, nhưng lợi nhuận của công ty không phải năm nào cũng tăng. Cụ thể là năm 2005 lợi nhuận của công ty đã giảm khá nhiều so với năm 2004. Nhưng công ty đã chú trọng đầu tư cho tất cả các hoạt động nhất là hoạt động Marketing và hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Vì vậy năm 2006 và 2007 công ty đã tăng được lợi nhuận của mình lên khá cao. Điều này chứng tỏ công ty đang đầu tư đúng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

hướng và cơ hội phát triển của công ty sẽ cao hơn. Ban lãnh đạo của công ty đã chọn đúng con đường để đi.

Những thành công của công ty trong hoạt động kinh doanh

Công ty đã có những mực tiêu cụ thể cho từng quý một, từng năm một và từng giai đoạn một. Điều này luôn cho công ty đi đúng hướng đã chọn và luôn kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty đã vạch ra những chiến lược cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể đã đặt ra. Điều này giúp công ty không bỏ sót một mục tiêu nao mà luôn hoàn thành mục tiêu một cách dễ dàng và đúng hướng.

Công ty luôn vạch ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu nhất định. Công ty vạch kế hoạch cho từng tháng, từng quý, từng năm, từng gia đoạn cụ thể. Để cho công ty luôn đi đúng hướng đã chọn, luôn đạt được mục tiêu,….

Cách tổ chức quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới luôn đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới.

Công ty có đội ngũ nhân viên và công nhân lành nghề đây là điều đã tạo nên những thành công của công ty. Đây là thế mạnh của công ty, nhân viên và công nhân của công ty ngoài được đào tạo bài bản tại các trường đại học, dạy nghề chính quy còn được công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng thêm về kiếm thức, kỹ năng, tay nghề. Điều này đã làm cho nhân viên, công nhân càng yêu nghề, yêu công ty hơn.

Công ty luôn lắng nghe yêu cầu của khách hàng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nên luôn được các khách hàng tin tưởng và đặt quan hệ với công ty.

Công ty có trang thiết bị máy móc hiện đại, luôn đảm bảo cho nhân viên, công nhân phát huy hết được khả năng của mình và luôn kích thích được sự

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

học hỏi thêm của từng nhân viên và công nhân làm cho nhân viên càng thích thú và yêu nghề hơn.

Những hạn chế mà công ty còn gặp phải

Sự chưa nhất quán của các nhân viên trong công ty nhiều lúc đã làm cho công việc không diễn ra suôn sẽ như mong muốn nhưng đã được ban lãnh đạo của công ty khắc phục kịp thời.

Sự phát triển của công ty đã làm cho quy mô của công ty ngày càng to ra mà văn phòng của công ty không đáp ứng kịp và cơ sở vật chất của công ty đang thiếu so với quy mô của công ty.

Thương hiệu của công ty hiện nay chưa được nhiều công ty, nhiều người tiêu dùng biết đến. Nên công ty cần có sự đầu tư và xây dựng thương hiệu mạnh hơn nữa.

Nguyên nhân của những hạn chế đó

Có một số nhân viên không hiểu hết được mục tiêu, kế hoạch, chiến lược mà công ty đã đặt ra nên mới có sự chưa nhất quán ở một số nhân viên. Nhưng điều này đã được ban giám đốc và các cán bộ quản lý giải thích và khắc phục kịp thời.

Sự thiếu văn phòng và cơ sở vật chất so với quy mô của công ty đã được công ty khắc phục là có thể mở một văn phòng mới hoặc thuê một văn phòng mà đáp ứng được về không gian, cơ sở vật chất so với quy mô của công ty. Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu. Mà mới chỉ kết hợp quảng bá thương hiêu qua các sự kiện mà công ty tổ chức cho khách hàng. Điều này đã không mang lại kết quả như mong muốn của toàn thể công ty .

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quảng Cáo Thương Mại và Công Nghiệp Hà Nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w