trước)
Giai đoạn này tác giả chia ra 2 thời kỳ
- Thời kỳ thứ nhất: Trước 1975, đây là giai đoạn đất nước chưa thống nhất. Miền nam còn nằm trong sự kiểm soát của Mỹ, Nguỵ. Cả nước đang dốc sức cho nhiệm vụ chính trị giải phóng Miền Nam.
- Thời kỳ thứ hai: Từ 1975 đến 1986, đây là thời kỳ được tính từ khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, cho tới năm 1986 (năm diễn ra Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam).
Tổng kết lại toàn bộ số sách xã hội học đã thu thập được theo từng thời kỳ được phân bổ như sau:
Bảng 2.2: Sách xã hội học thu thập được qua 2 thời kỳ
trước 1975 và 1975-1986
Thời kỳ Tác giả nước
ngoài
Tác giả trong
nước Tổng số
Trước 75 4 2 6
Tổng số 8 6 14
- Thời kỳ trước 1975, trong số 6 cuốn xã hội học tra cứu được có 4 cuốn của các tác giả nước ngoài, chỉ có 2 cuốn của các tác giả Việt Nam. Số sách xã hội học có đề cập đến nội dung xã hội hoá là 2, đều của các tác giả nước ngoài (Mỹ).
- Thời kỳ 1975 đến 1986, có 8 cuốn xã hội học trong đó có 5 cuốn của các tác giả nước ngoài, chủ yếu là của các tác giả Liên Xô (cũ) và Đông Âu (chúng ta đều biết trong giai đoạn này và một số năm tiếp sau Liên Xô có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam trên nhiều phương diện); 3 cuốn của các tác giả trong nước (chi tiết xem phần phụ lục cuối luận văn). Trong 8 cuốn xã hội học tra cứu được chỉ có 1 cuốn có nội dung xã hội hoá.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể chúng ta nhận thấy số lượng sách xã hội học ở Việt Nam trước đổi mới (cả 2 thời kỳ) còn rất ít (14 cuốn). Thời kỳ 1975-1986, về số lượng sách xã hội học có tăng hơn so với thời kỳ trước 1975 (hơn 2 cuốn). Nhưng sách xã hội học có nội dung xã hội hoá thì lại giảm (chỉ có 1 cuốn) và đặc biệt chưa có cuốn xã hội học nào của tác giả Việt Nam ở cả 2 thời kỳ này đề cập tới nội dung xã hội hoá. Do đó có thể nói, quan niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam thời kỳ trước 1986 bắt nguồn từ các tài liệu xã hội học của nước ngoài.