Thực trạng mối quan hệ giữa TSLN VĐT với quy mô VĐT 1 Tỉ suất lợi nhuận tác động đến cầu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

2.1 Tỉ suất lợi nhuận tác động đến cầu vốn đầu tư

TỈ suất lợi nhuận vốn đầu tư có quan hệ tỉ lệ thuận tới đầu tư. Nếu ngành nào có tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao thì các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào nhiều, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng nhiều thì qui mô vốn đầu tư càng lớn. Như vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư chỉ cho ta biết nên đầu tư vào đâu, qui mô vốn đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, rất khó xác định được tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư .Do vậy chúng ta sẽ sủ dụng chỉ số ICOR để phân tích mối quan hệ này. ICOR càng thấp phản ánh hiệu quả của một đơn vị vốn đầu tư càng cao. Do vậy ta có thể thông qua ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư ở tầm vĩ mô

Bảng 8

ICOR 4.9 5.0 5.25 5.22 4.95 4.54 4.88 4.9 GDP/V ĐT 3.01 2.82 2.68 2.65 2.59 2.61 2.47 2.41 Tốc độ tăng trưởng

kinh tế (%)

6.75 6.9 7.1 7.24 7.7 8.4 8.2 8.5

Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 , cao hơn nhiều so với 2,7 của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Như vậy hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam vẫn còn thấp. Tuy nhiên hế số ICOR có xu hướng giảm dần nghĩa là giả trị sử dung vốn hay tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư đang tăng dần lên.Từ đó cung kích thích các nhà đầu tư nâng cao qui mô vốn đầu tư. Qui mô vốn đầu tư của giai đoạn 2000 đến 2007 tăng nhanh qua các năm.. Từ 151183 tỉ năm 2000 lên 512700 năm 2007

Lý do là Việt Nam đang có thất thoát trong xây dựng lớn (khoảng 30-35%). Đầu tư nhà nước chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư nhưng hiệu quả thấp (ICOR trong khu vực này thậm chí còn lên đến con số 71). Vốn đầu tư đang tập trung vào các ngành nghề thâm dụng vốn nhưng cũng chưa phát huy được hiệu quả trong khi lao động thì ít được quan tâm đúng mức. Cần lưu ý kinh nghiệm các nước Đông Á vốn theo đuổi chiến lược phát triển các ngành có hệ số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động đã có được những tỉ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng lại giữ được hệ số ICOR thấp.

2.2. Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế bao gồm: Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư của các ngành là khác nhau, người ta sẽ căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư lợi nhuận cao hay thấp để đầu tư.

Bảng 9

Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế.

Tổng số Chia ra Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn

đầu tư nước

ngoài Năm Tỷ đồng 2000 151183 89417 34594 27172 2001 170496 101973 38512 30011 2002 200145 114738 50612 34795 2003 239246 126558 74388 38300 2004 290927 139831 109754 41342 2005 343135 161635 130398 51102 2006 404712 185102 154006 65604 2007 521700 208100 184300 129300 Cơ cấu(%) 2000 100.0 59.1 22.9 18.0 2001 100.0 59.8 22.6 17.6 2002 100.0 57.3 25.3 17.4 2003 100.0 52.9 31.1 16.0 2004 100.0 48.1 37.7 14.2 2005 100.0 47.1 38.0 14.9 2006 100.0 45.7 38.1 16.2 2007 100.0 39.9 35.3 24.8

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo. Do đó cơ cấu vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2000 là 59.1%, năm 2001 là 59.8%, năm 2002 là 57.3%...Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế đã có sự dich chuyển đáng kể. Kinh tế nhà nhà nước có sự gia tăng về vốn đầu tư từ 151183 tỉ năm 2000 lên 512700 năm 2007,qui mô vốn đầu tư đã tăng hơn 3 lần sau 8 năm. Tỉ lệ vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước giảm sút từ 59.8% năm 2001 còn 39.9% năm 2007. Trong khi đó thành phần kinh tế ngoại nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có qui mô vốn tăng đáng kể. Hai khu vực này có qui mô vốn đầu tư tăng khoảng 6 lần. Tỉ trọng trong qui mô vốn đầu tư tăng đáng kể, thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lần lượt là 35.3% và 24.8%.

Tại sao lại có sự thay đổi cơ cấu qui mô vốn đầu tư như vậy? Bởi vì các thành phần kinh tế có tỉ suất lợi nhuận khác nhau khiến cho nhà đầu tư quyết định đầu tư vào chỗ nào có tỉ suất lợi nhuận cao hơn.

Theo Báo cáo kiểm toán 2005 về kết quả hoạt động năm 2004 thì hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế của Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận chỉ là 0,5%.Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư thấp, nhiều doanh nghiệp đã có tỉ suất lợi nhuận âm trong giai đoạn 2000-2007. Trong khí đó khu vực kinh tế tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài có tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư trung bình đạt 20%  mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư  nhà đầu tư sẽ tăng cường đầu tư làm cho qui mô vốn đầu tư tăng. Vì vậy sẽ làm chuyển dich cơ cấu vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam (Trang 38 - 41)