5 Chiến lược marketing cho sản phẩm Thẻ Lập nghiệp
5.2 Chiến lược marketing
5.2.1 Chiến lược cạnh tranh
Agribank là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, những hoạt động của NH cũng gắn liền với các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, các hoạt động mang tính chất xã hội, tập trung vào đối tượng là những người nghèo. Do đó, khi những đối tượng trên cần vay vốn để sản xuất hay mở rộng kinh doanh, thường thì họ sẽ tìm đến những trung tâm hỗ trợ chính sách để có được sự ưu đãi, và với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Đa số người dân Việt Nam sinh sống bằng nghề nông hoặc làm ăn nhỏ lẻ, nhu cầu vay vốn của họ không cao nhưng lại chiếm số lượng rất lớn. Trong phân khúc này, có lẽ Agribank là chiếm ưu thế hơn hẳn các NH lớn khác, bằng chiến lược giá cạnh tranh, phù hợp với đối tượng khách hàng của mình, với những dịch vụ thiết thực, mang tính xã hội cao, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, Agribank cũng có những chiến lược để phát triển trong giai đoạn mới của sự hội nhập nền kinh tế.
Giới học sinh, sinh viên chiếm một lượng lớn và không ngừng tăng lên, nhu cầu vay vốn hỗ trợ việc học cũng tăng lên, nhiều ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng
không bỏ qua phân khúc thị trường lớn và đầy tiềm năng này. Đứng trước tình hình đó, Agribank dựa vào các thế mạnh của mình, đưa ra các chiến lược cho sản phẩm Thẻ lập nghiệp của mình về các mặt:
Khách hàng mục tiêu: Chỉ nhằm vào đối tượng là học sinh, sinh viên nghèo cần sự hỗ trợ trong việc học.
Tính năng: Ngoài tính năng như một thẻ ghi nợ nội địa, còn có tác dụng như 1 thẻ ATM thanh toán tại mọi điểm đặt máy ATM trên toàn quốc với các hệ thông NH khác.
Trong loại sản phẩm này, Agribank có một lợi thế rất lớn đó là Thẻ lập nghiệp là sự liên kết giữa Agribank với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào chính sách quốc gia về an sinh xã hội, thắp sáng ước mơ và hoài bão cho thế hệ tương lai của đất nước.
5.2.2 Định vị
Khách hàng mục tiêu: Học sinh, sinh viên.
Lợi ích cốt lõi: Hỗ trợ cho vay học phí, nhằm thắp sáng ước mơ và tạo tiền đề lập nghiệp cho cho học sinh, sinh viên khi khởi nghiệp. Bên cạnh đó còn có các tiện ích đi kèm với sản phẩm không thua kém gì so với các sản phẩm thẻ khác.
Lợi thế: Có sự hợp tác với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, và sự ủng hộ của Chính phủ.
5.2.3 Chiến lược marketing hỗn hợp
Với những mục tiêu và định vị thị trường như trên, chiến lược marketing hỗn hợp cho loại Thẻ lập nghiệp như sau:
Sản phẩm: Thẻ lập nghiệp có nền tảng căn bản là Thẻ ghi nợ, tức là có thể vay tiền
của NH với một hạn mức nhất định để chi trả cho việc đóng học phí. Và đó là mục tiêu chính khi đưa ra sản phẩm này của Agribank, có thể hiểu ngắn gọn là cho vay lãi suất thấp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
Giá: Với mục đích ra đời của sản phẩm, Thẻ lập nghiệp có tác dụng hỗ trợ nên lãi
suất sẽ thấp hơn nếu vay thông thường cùng một số tiền. Thứ hai nữa là đối tượng mà sản phẩm nhằm vào là giới học sinh, sinh viên nghèo, và lãi suất cũng sẽ chịu sự chi phối của các chủ trương chính sách xã hội của Chính phủ.
Phân phối: Sản phẩm sẽ được phân phối rộng rãi trên tất cả các trường trung học,
đại học, cao đẳng, trung cấp trong cả nước.
Truyền thông: Có rất nhiều hoạt động để quảng bá sản phẩm rộng rãi ra thị
trường, khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, vì vậy tại các trường học, có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như sau:
- Áp phích quảng cáo. - Các buổi hội thảo. - Bảng hiệu.
- Giao nhận trực tiếp. - Biểu ngữ.
- Tờ rơi.
- Quảng cáo treo trên cửa.
- Cơ quan truyền thông trung gian. - Truyền khẩu.
Với công chúng rộng rãi, sẽ sử dụng các hình thức sau: - Quảng cáo trên báo chí.
- Các bài báo giới thiệu. - Quảng cáo trên truyền hình. - Quảng cáo trên truyền thanh.
- Quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành. - Các sự kiện đặc biệt.
- Website.
- Chương trình giới thiệu, xúc tiến tại các hội nghị. - Nói chuyện trước công chúng.
Kết hợp với phương tiện truyền thông, sản phẩm muốn gửi tới khách hàng đối tượng của mình một thông điệp:”Thắp sáng ước mơ, hoài bão cho thế hệ tương lai”. Ngay tên của sản phẩm cũng đã nói lên phần nào thông điệp đó.
Kết luận
Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là marketing ngân hàng. Tuy các chiến lược, chính sách marketing ngân hàng đã được các ngân hàng quan tâm chú trọng đến, nhưng hiện nay hiệu quả của hoạt động này đem lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Khi một sản phẩm, một dịch vụ của NH mới được đưa vào thị trường, nếu không có các hoạt động truyền thông, quảng bá thì khách hàng sẽ rất khó để tiếp cận thông tin. Chính vì vậy, cần có một chiến lược để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ ấy, từ đó thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình. Lấy dịch vụ thẻ thanh toán của Agribank, cùng với những thông tin thu thập được, kết hợp những kiến thức đã học của môn Marketing NH, chúng em đã xây dựng một bản chiến lược marketing cho thẻ thanh toán của Agribank.