Kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tai trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt nam (Trang 69 - 73)

III. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA SỞ GIAO DỊCH

1. Kết quả hoạt động

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này.

- Về quan hệ hợp tác: Thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, Sở giao dịch đã có được mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thuộc các nước EU. Với uy tín có được, hiện nay Sở giao dịch đã mở rộng

quan hệ tín dụng xuất nhập khẩu với nhiều ngân hàng trên thế gới như Japan Exim bank, US Exim bank, Thailand Exim bank,…

- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng quốc tế trong quá trình hội nhập, kết hợp với các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác đã phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đầu tư phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập của Sở giao dịch liên tục tăng qua các năm, được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Doanh số Tăng so với

năm trước

1999 1.285.765

2000 1.428.936 11,13%

2001 1.905.245 33,33%

- Về hoạt động nghiệp vụ: Trong 4 năm liên tục 1999- 2002, doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch luôn tăng trưởng ở mức cao trung bình 25,6%/ năm. Điều này thể hiện thị trường xuất nhập khẩu đối với Sở đang được mở rộng. Năm 1999 doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của SGD mới chỉ đạt 1.285.765 triệu đồng đến năm 2002 đã là 2.522.944 triệu đồng tăng gần 2 lần so với năm 1999.

Trong cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu thì tỷ lệ cho vay tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%. Điều này cũng phù hợp điều kiện kinh tế đất nước hiện nay, các doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài phục vụ tiêu dùng trong nước. Còn tài trợ xuất khẩu chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có giá trị thấp nên nhu cầu tài trợ vốn không nhiều. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 7: Cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 2001 2002

Ngắn hạn 296702 21% 80388 20% 500511 20%

Trung-dài hạn 0 0 0 0 0 0

Nhập khẩu 1132234 79% 524857 80% 2022433 80%

Ngắn hạn 391015 27% 17567 27% 674728 27%

Trung-dài hạn 741219 52% 1007290 53% 1347705 53%

Qua bảng trên ta thấy trong tín dụng tài trợ xuất khẩu thì chỉ có tín dụng ngắn hạn (dưới 1 năm), điều này là do tính chất mùa vụ của các mặt hàng nông sản thường ngắn, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có nhu cầu tài trợ trong thời gian ngắn.

Trong tín dụng tài trợ nhập khẩu thì tỷ lệ tín dụng trung – dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Do SGD chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian khấu hao dài.

- Về kết quả hoạt động nghiệp vụ: Dư nợ tín dụng xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu. Qua 3 năm gần đây, mặc dù doanh số có tăng nhưng tỷ trọng không đổi. Chủ yếu vẫn là dư nợ tín dụng nhập khẩu chiếm tới 86%. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 8: Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 2001 2002

Xuất khẩu 183084 14% 240901 14% 308847 13% Ngắn hạn 183084 14% 240901 14% 308847 13% Trung-dài hạn 0 0 0 0 0 0 Nhập khẩu 1129160 86% 1491920 86% 2019021 87% Ngắn hạn 159177 12% 207989 12% 278293 12% Trung-dài hạn 969983 74% 1283931 74% 1740728 75%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tai trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w