III, Những hoạt động chắnh của Ngân hàng ĐT&PT Thành phố Hà Nộ
a. Công tác Thanh toán quốc tế
Hoạt động Thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng, nó xuất hiện từ rất lâu, cùng với tuổi đời của Chi nhánh.
Doanh số Thanh toán quốc tế của BIDV Hà nội
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1 Doanh số TTQT(tỷ đồng) 4480 5440 6560
2 Doanh số TTXNK(tỷ đồng) 97 103 115
(Theo nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Hà nội)
Doanh số TTQT năm 2007 đạt 6065 tỷ VND tăng 20% so với năm 2006, đóng góp hơn 40% vào tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh. Tổng số khách hàng của hoạt động TTQT lên tới hơn 80 khách hàng. Hiện nay chi nhánh đã triển khai mở rộng hoạt động TTQT ra 2 phòng giao dịch là Phòng giao dịch 10 và 6 (trước đây thì chỉ có hội sở của chi nhánh ở số 4 Lê thánh Tông thực hiện hoạt động này). Việc này làm cho doanh số TTQT không những tăng cả về giá trị mà cả về mặt số lượng khách hàng đến giao dịch. Hoạt động TTQT tại chi nhánh bên cạnh việc phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu còn có các nghiệp vụ thanh toán khác như: Thanh toán sec du lịch, thương mại, dịch vụ chuyển tiền... Có thể nói hoạt động TTQT đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà nội.
Trong thanh toán quốc tế của ngân hàng sử dụng các phương thức như: Chuyển tiền, Nhờ thu, Tắn dụng chứng từ. Ta đi sâu xem xét tình hình sử dụng các phương thúc này trong năm qua cho thấy:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ NĂM 2007
Nội dung Kim ngạch Tỷ trọng
1. Doanh số thanh toán hàng nhập 3,129,368 100
Chuyển tiền 197150.184 6.3
Nhờ thu 25034.944 0.8
Tắn dụng chứng từ 2,907,183 92.9
2. Doanh số thanh toán hàng xuất 3,430,632 100
Chuyển tiền 2058379.2 60
Nhờ thu 617513.76 18
Tắn dụng chứng từ 754,739 22
Nhận xét:
Trong thanh toán hàng nhập: Ta thấy doanh thu từ thanh toán TDCT chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ TTQT, chiếm tới 92,9%. Điều này phản ánh sự cẩn trọng của các doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh XNK với Việt Nam. Khi doanh nghiệp VN nhập hàng từ nước ngoài, phắa nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp VN mở L/C để đảm bảo an toàn trong thanh toán và ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH. Trong khi đó, ở các nước Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU, chất lượng sản phẩm ở thị trường này là cao và tương đối ổn định, độ tin cậy trong kinh doanh giữa các bạn hàng là rất lớn nên các nước này
thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán để tiết kiệm chi phắ.
Trong thanh toán hàng xuất, phương thức chiếm tỉ trọng lớn nhất lại là phương thức chuyển tiền, chiếm tới 60%. Sở dĩ có hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán được hàng sẵn sàng chấp nhận yêu cầu do phắa nước ngoài đưa ra tức là thanh toán bằng D/A hoặc bằng chuyển tiền sau khi giao hàng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời với những khách hàng có uy tắn nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu thay vì phương thức thanh toán L/C để tiết kiệm chi phắ.