Về công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội (Trang 25 - 27)

Với số vốn nhỏ bé của ngày mới thành lập là hơn 1 tỷ đồng kể cả tiền gửi và cho vay, là một đơn vị luôn phải nhận điều vốn từ Ngân hàng cấp trên. Đến nay, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định.

Trong huy động vốn: Với phương châm lấy nhu cầu cho vay làm mục tiêu huy động vốn, từ đó đã từng bước cân đối vốn cho vay trên toàn địa bàn. Thực hiện đi vay để cho vay nên nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn không ngừng tăng trưởng. Với các hình thức, phương thức huy động vốn phong phú, kể cả vốn nột tệ và ngoại tệ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn các năm sau đều cao hơn năm trước.

Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng mạnh so với ngày đầu thành lập. Diện cho vay ngày càng được mở rộng, đối tượng cho vay phong phú. Năm 1991 khi bắt đầu cho vay kinh tế hộ thì đối tượng được vay chỉ là trồng trọt, chăn nuôi, đến nay đã mở rộng ra các đối tượng khác như kinh doanh, đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi lao động ở nước ngoài. Lúc đầu chỉ cho vay trực tiếp đến từng hộ, nay đã tiến hành cho vay qua tổ chức hội theo tinh thần nghị quyết 2308/NQLT và nghị quyết 02/NQLT giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Hội nông dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Dự án kinh doanh taxi cho Công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tô cho HTX Vận Tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá lá…Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện.

Việc mở rộng tín dụng đã dựa trên cơ sở an toàn, chất lượng và hiệu quả. Thông qua việc xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng dư nợ, tạo yếu tố gắn kết, gần gũi với khách hàng cũng như

với cấp ủy và chính quyền cơ sở, các hội đoàn thể ở nông thôn, từ đó có điều kiện đầu tư vốn có hiệu quả. Đi đôi với việc nâng cao vai trò, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ, hiệu quả và chất lượng tín dụng từng bước nâng lên rõ rệt, góp phần lành mạnh hóa chất lượng tín dụng toàn ngành.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w