Quan hệ giữa Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 và các Công ty phụ thuộc

Một phần của tài liệu 246066 (Trang 49 - 51)

thuộc:

Về pháp lý: Các Công ty phụ thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 có tư cách pháp nhân không đầy đủ, do HĐQT TCT ký quyết định thành lập trên cơ sở đệ trình của TGĐ TCT sau khi đã chấp thuận phương án thành lập Công ty.

Về mặt cơ cấu tổ chức: Các công ty phụ thuộc có cơ cấu tổ chức gồm Ban Giám Đốc và các bộ phận chuyên môn.

Về mặt nhân sự: TGĐ và Kế Toán Trưởng các Công ty phụ thuộc do TCT tuyển chọn bổ nhiệm. Các chức danh khác và cán bộ công nhân viên do TGĐ của Công ty tuyển dụng và bổ nhiệm.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Các công ty phụ thuộc hoạt động theo Quy chế quản lý và Phân cấp tài chính riêng. Trong đó: Chính sách kinh doanh do TCT phê duyệt; Đối với hợp đồng kinh tế: các Công ty phụ thuộc chỉ được ký kết hợp đồng trong khung giá trị cho phép, nếu vượt khung phải trình TCT phê duyệt trước khi ký kết.

Về vốn : Phần lớn vốn điều lệ của Công ty phụ thuộc cũng chính là vốn của TCT. Điều này có nghĩa là TCT chịu trách nhiệm bằng toàn bộ vốn điều lệ của mình đối với toàn bộ các hoạt động của Công ty phụ thuộc. Công ty phụ thuộc không được phép vay vốn nếu không được sự chấp thuận của TCT. Tuy nhiên, trên thực tế tại Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 cho đến thời điểm hiện nay, việc quy định về vốn chưa có sự đồng bộ và nhất quán, thể hiện như sau: Đối với Công ty Mê Kông: TCT giao vốn bước đầu là 7.9tỷ đồng gồm toàn bộ nguồn vốn của Công ty liên doanh Mê Kông – là tiền thân của Công ty Mê Kông –chuyển giao về TCT khi giải thể Công ty Liên doanh Mê Kông. Vốn

giao bao gồm: Tiền mặt, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tài sản cố định, và tài sản khác… Ngoài ra, Công ty Mê Kông còn đuợc phép vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Đối với Công ty Công viên nước Cần Thơ: Vốn hoạt động của Công ty, về vốn cố định là toàn bộ tài sản được hình thành từ quyết toán vốn đầu tư xây dựng Dự án Công viên nước Cần Thơ trước đây; vốn lưu động ban đầu TCT tạm ứng cho Công ty hoạt động. Công ty không được phép huy động vốn dưới mọi hình thức.

Công ty Việt Long: Đến thời điểm này TCT chưa giao vốn cho đơn vị. Công ty cũng không được vay vốn dưới moiï hình thức nếu không có sự chấp thuận của TCT. Vốn hoạt động của đơn vị toàn bộ do TCT ứng vốn theo tiến độ hợp đồng. Các hợp đồng thi công xây lắp chủ yếu của công ty là các hợp đồng ký kết với TCT, TCT giao thầu lại cho đơn vị từ các Công trình và Dự án đầ tư của TCT

Hạch toán kế toán: Các công ty phụ thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Định kỳ lập báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm nộp về Văn Phòng TCT. Văn Phòng TCT sẽ dựa trên báo các tài chính riêng của từng đơn vị để lập báo cáo hợp nhất với báo cáo của Văn Phòng TCT.

Về mặt tài chính: Các công ty phụ thuộc hoạt động theo Phân cấp tài chính riêng do TCT ban hành cụ thể đối với từng Công ty. Việc xây dựng quy chế phân cấp tài chính cho các công ty phụ thuộc không có quy luật và không theo chuẩn mực chung, còn mang tính chủ quan.

Về phân chia lợi nhuận: hàng năm trên cơ sở báo cáo tài chính của đơn vị, TCT phê duyệt quyết toán. Căn cứ vào báo cáo tài chính đã được TCT phê duyệt, toàn bộ lợi nhuận hoặc lỗ phát sinh trong năm tài chính phải chuyển về TCT. Sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh của Văn Phòng TCT và các Công ty

phụ thuộc, phần lợi nhuận đạt được sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, TCT tiến hành trích lập các quỹ theo điều lệ của TCT và theo quy định của Nhà nước, phân bổ các quỹ cho các công ty phụ thuộc trên cơ sở mức độ đóng góp của từng đơn vị và sự điều tiết vốn của Văn Phòng TCT và các Công ty phụ thuộc. Chính trong chính sách này thể hiện sự “cào bằng” về năng suất hoạt động và kết quả kinh doanh của các đơn vị thành viên. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý trông chờ vào TCT đối với các công ty kém hiệu quả, ngược lại gây bất mãn đối với các công ty kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 246066 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)