thành phố Hà Nội.
FDI có vai trò khá quan trọng và đã tác động đến tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của nước ta trong thời gian vừa qua, nó không chỉ như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP /người. Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ mà nhà đầu tư có thể đem lại hiệu quả cao. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA cũng sẽ tạo ra môi trường thu hút FDI thuận lợi hơn
2.1 Nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có nhiều vốn FDI
Để thu hút FDI chúng ta phải nâng cao được hiệu quả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở trong nước nói chung và trong tỉnh thành phố nói riêng.Giải pháp nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
* Giải quyết một cách cơ bản vấn đề nhận thức còn khác nhau về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
* Khẩn trương cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp lý, thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư).
* Cụ thể hoá các định hướng toàn diện về thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sớm bổ sung các quy hoạch còn thiếu và nâng cao chất lượng của các quy hoạch.
* Đa dạng hóa hình thức và mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động và xúc tiến đầu tư.
* Phát triển thị trường lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
* Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2 Phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động.
Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở Hà Nội động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở Hà Nội, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh.
Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên đang theo học ở các trường đại học và các trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể sau khi tốt nghiệp ở lại thành phố làm việc.
Có các biện pháp gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và tin học vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành...
Có các biện pháp quản lý, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lý các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với thành phố, thị trấn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe...
ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao.
2.4 Tổ chức thực hiện quy hoạch
Việc quy hoạch các dự án đầu tư là yếu tố cần thiết vĩ mô.Có như thế các dự án mới không chồng chéo và đạt hiệu quả cao nhất. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Hà Nội có rất nhiều mục tiêu mà thành phố muốn đạt tới.
Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch.
Tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết.
Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ.
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ qui hoạch (năm 2010, năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.5 Tăng hiệu quả phân bổ vốn FDI
Kinh nghiệm các nước về tăng hiệu quả của các giải pháp chính sách điều tiết phân bổ vốn ĐTNN đặt ra các vấn đề mà Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng có thể học tập.
Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng trực tiếp cho các vùng kém phát triển. Thực hiện chính sách giá cước áp dụng theo vùng để giúp các vùng kém cạnh tranh giảm chi phí.
Kết hợp các giải pháp hỗ trợ tài chính khác dành cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ thông tin và tư vấn nhanh chóng, chính xác, giảm thời gian chờ đợi thủ tục.
Phi tập trung hoá đô thị và khu cụm công nghiệp, giảm sức hút (đồng thời cũng là giảm áp lực) vào các cực tăng trưởng...
2.6 Một số chính sách cụ thể
Để tiếp nhận được làn sóng đầu tư mới, Hà Nội đang và sẽ thực hiện một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường thu hút vốn FDI. Hà Nội đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thu hút và quản lý nguồn vốn FDI. Đó là, tham mưu cho thành phố ban hành quy định quản lý các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, gồm cả các dự án đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thành phố đã xây dựng một số quy định áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước ( như về quản lý đầu tư xây dựng, một đầu mối liên thông cải cách thủ tục hành chính…). Đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, áp dụng các hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ; xây dựng quy chế đầu tư thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thông qua việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù nhằm xúc tiến một số dự án lớn, trọng điểm như khu công viên công nghệ sinh học, trung tâm tài chính - ngân hàng, trung tâm công nghệ thông tin - xử lý dữ liệu… để các nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
Hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, kế thừa những thành tựu phát triển đã đạt được, thành phố Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội đang xây dựng phương án cao phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008- 2010 phải đạt 12-13%. Theo đó, tổng đầu tư xã hội phải tăng bình quân 25-30%/ năm, trong đó, vốn FDI cần huy động từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký đầu tư từ 4 đến 5 tỷ USD. Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố Hà Nội đã đưa ra các giải pháp cần thiết để tăng cường thu hút FDI:
- Thứ nhất, thúc đẩy công tác quy hoạch đi trước một bước nhằm tạo điều
kiện có địa điểm kêu gọi đầu tư để công bố công khai.