Đặc điểm nhân viên vận hành sản xuất

Một phần của tài liệu Hoạch định và phát triển CT liên doanh Lever Việt Nam (Trang 41 - 42)

Hiện nay, tổng số lao động của công ty vào khoảng 950 người, chia làm ba ca sản xuất, hoạt động 24h/24h mỗi ngày, trong đó lao động đứng máy trực tiếp là 145 thợ vận hành, lao động gián tiếp là 50 nhân viên, nhân viên văn phòng và cấp quản lý vào khoảng 100 nhân viên có trình độ đại học và sau đại học, lực lượng còn lại là công nhân thời vụ làm các công việc thủ công đơn giản như dán tem bảo đảm, đóng thùng sản phẩm, chất hàng lên pallet...

Thợ vận hành là lực lượng lao động trực tiếp vận hành các dây chuyền khuấy trộn và đóng gói để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao. Lực lượng này được rèn luyện qua thời gian cho thấy khả năng chịu khó học hỏi, tiếp cận công nghệ rất tốt. Thợ vận hành được trao quyền để hoạt động một cách độc lập, trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động của dây chuyền phụ trách và các sản phẩm do dây chuyền sản xuất ra về năng suất, chất lượng, an toàn, môi trường. Ngoài vai trò chính là tạo ra sản phẩm, thợ vận hành còn là hạt nhân trung tâm tham gia các hoạt động cải tiến, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của các trụ cột TPM. Tuy được đào tạo tốt ngay từ khi mới vào (đối với thợ vận hành mới) và đào tạo nhắc lại mỗi năm nhưng hiện nay chênh lệch giữa lý thuyết nhà trường và thực tế công việc còn cách xa nhau, thợ vận hành

còn thiếu nhiều kiến thức chuyên môn nên thường phải được tiến hành đào tạo lại theo nhu cầu sử dụng và đào tạo nhắc lại hàng năm bởi các bộ phận liên quan theo các yêu cầu mới của việc cải tiến thiết bị và tự chủ bảo dưỡng máy móc. Phân Bố Trình Độ Thợ Vận Hành Đại học 17% Dưới cấp 3 13% Cấp 3 19% Kỹ thuật viên 51% Phân Bố Tuổi Thợ Vận Hành Trên 45 17% Dưới 25 12% Từ 25-35 41% Từ 36-45 30%

Hình 8: cơ cấu tuổi và trình độ nhân viên vận hành sản xuất

Do yêu cầu gia tăng số lượng thợ vận hành chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy sản phẩm lỏng ở Củ Chi và thay thế các thợ vận hành sắp nghỉ hưu, năm 2005 tổng số vận hành mới (có trình độ trung cấp, đại học) của công ty lên tới 40%. Mặc dù mức độ phân bố trình độ tay nghề không đồng đều với 32% có trình độ văn hoá cấp 3 trở xuống và 17% trên 45 tuổi, tuy nhiên có thể phân thành hai loại thợ vận hành khác nhau: thợ vận hành có kinh nghiệm nhưng lớn tuổi &ø ít/không có trình độ và thợ vận hành có trình độ nhưng còn trẻ & ít/không có nhiều kinh nghiệm. Trong tương lai, số lượng thợ vận hành mới cần bổ sung có thể gia tăng gấp đôi do nhu cầu phát triển của nhà máy sản xuất mỹ phẩm ở Củ Chi. Do đó, việc có một chương trình đào tạo riêng biệt ứng với nhu cầu khác nhau, vừa căn bản vừa nâng cao, phù hợp với trình độ văn hoá, kinh nghiệm, tay nghề của mỗi loại thợ vận hành là tất yếu nhằm phát huy khả năng riêng của mỗi người.

Một phần của tài liệu Hoạch định và phát triển CT liên doanh Lever Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)