4.1. Đề xuất công nghệ
-Nước thải khu dân cư Gò Đen thuộc loại nước thải sinh hoạt, do đó các chất ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và vi khuẩn.
-Trên cơ sở đó, đề xuất 2 phương án xử lý như sau:
4.1.1. Phương án 1.
Quy trình công nghệ phương án xử lý 1: Hình 4.1 Thuyết minh quy trình công nghệ phương án xử lý 1:
-Nước thải thải ra từ khu dân cư được hệ thống cống thoát nước riêng thu gom đưa về trạm xử lý.
-Vào trạm xử lý, nước thải được dẫn qua mương dẫn có đặt song chắn rác để giữ lại các cặn có kích thước lớn như bao bì, giấy vụn, mảnh kính vỡ, chai lọ,….
-Tiếp đó, cát trong nước thải được lắng lại ở bể lắng cát nhằm đảm bảo các thiết bị không bị mài mòn, tạo điều kiện tốt cho các quá trình xử lý tiếp theo.
-Sau đó, nước thải được dẫn vào bể tiếp nhận. Tại bể tiếp nhận, nước thải được xáo trộn bằng hệ thống cánh khuấy để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm. Sau khi lưu lại trong bể tiếp nhận một thời gian từ 15-20 phút, nước thải được bơm sang bể lắng đợt 1.
-Tại bể lắng đợt 1, hầu hết các chất rắn trong nước thải được lắng xuống nhờ trọng lực. Phần nước sau khi lắng được thu bằng máng thu ở phía trên mặt nước. Phần cặn lắng xuống được xả bằng áp lực thuỷ tĩnh đến sân phơi bùn.
-Nước thải sau khi đi qua bể lắng tiếp tục được dẫn vào bể bùn hoạt tính Aeroten. Bể bùn hoạt tính Aeroten hoạt động dựa vào sự phát triển của các vi sinh vật. Bể Aeroten được cung cấp ôxy để đảm bảo điều kiện hiếu khí cho các vi sinh vật hoạt động. Các vi sinh vật này sử dụng oxy và các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển sinh khối. Nhờ đó các chất hữu cơ trong nước thải được giảm đáng kể. Nước thải được dẫn vào một đầu bể và thu nước ra ở cuối bể. Hỗn hợp nước
thải và bùn hoạt tính được thu ở cuối bể. Hỗn hợp này được dẫn tiếp qua bể lắng đợt 2.
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý phương án I
-Khi hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính đi qua bể lắng đợt 2, bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể. Phần nước sạch được thu ở máng thu trên bề mặt. Phần nước sạch này được dẫn qua máng trộn với chất khử trùng. Phần bùn hoạt tính lắng ở đáy được xả định kỳ qua bể chứa bùn.
-Ở máng trộn, nước thải được hoà trộn đều với chất khử trùng để tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa chất khử trùng và các vi sinh vật gây bệnh. Máng trộn hoạt động theo nguyên tắc trộn thủy lực. Nước thải sau khi tiếp xúc với chất khử trùng ở máng trộn được dẫn qua bể tiếp xúc khử trùng.
Nước tách khỏi bùn Sân phơi bùn Bùn Song chắn rác Bể lắng cát Nước thải Bể tiếp nhận kết hợp điều hoà nước thải
Sân phơi cát Bể lắng đợt 1 bùn Bể bùn hoạt tính Aeroten Bể lắng đợt 2 Máng trộn khử trùng Bể trộn Xả ra kênh tiếp nhận Bể chứa bùn Bùn dư Bùn tuần hoàn Bùn sau khi nén Cát đã tách nước Nước
-Bể tiếp xúc khử trùng nhằm tăng cường sự tiếp xúc giữa nước thải và chất khử trùng bằng cách tạo sự xáo trộn và tạo thời gian lưu trong bể.
-Sau khi qua bể tiếp xúc khử trùng,hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải đã được tiêu diệt. Sau đó nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. Phần cặn lắng lại trong bể tiếp xúc được xả ra sân phơi bùn.
-Bùn hoạt tính trong bể chứa bùn, một phần được bơm tuần hoàn về bể Aeroten để đảm bảo lượng sinh khối trong bể Aeroten, phần dư được bơm về bể lắng đợt 1 để nén, sau đó được xả ra sân phơi bùn.
4.1.2. Phương án 2
Quy trình công nghệ phương án xử lý 2:
Nước tách khỏi bùn Sân phơi bùn Bùn Song chắn rác Bể lắng cát Nước thải Bể tiếp nhận kết hợp điều hoà nước thải
Sân phơi cát Bể lắng đợt 1 bùn Mương oxy hóa Bể lắng đợt 2 Máng trộn khử trùng Bể trộn Xả ra kênh tiếp nhận Bể chứa bùn Bùn dư Bùn tuần hoàn Bùn sau khi nén Cát đã tách nước Nước
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý phương án II
Thuyết minh quy trình côg nghệ phương án xử lý II:
Quy trình công nghệ phương án 2 tương tự như quy trình công nghệ phương án 1, chỉ thay bể Aeroten bằng mương oxy hóa.
Mương oxy hóa cũng hoạt động ống dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật Nước thải sau khi qua bể lắng đợt 1 được dẫn vào mương oxy hóa. Trong mương oxt hóa nước thải và bùn hoạt tính được xáo trộn và chảy tuần hoàn trong mương nhờ vào hệ thống khuấy trộn trên bề mặt. Mương oxy hóa xử lý được phần lớn chất hữu cơ trong nước thải đồng thời xử lý được một phần Nitơ và photpho.
CHƯƠNG V