Pháp luật, chính sách của nhà nớc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 26)

Pháp luật đợc đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng (1997), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990), Luật ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (1998), các văn bản pháp luật khác nh: chỉ thị, thông t...Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn đ- ợc Nhà nớc quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn.

Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà n- ớc có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng thơng mại huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nớc có chính sách khuyến khích đầu t, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốn hơn vì ngời có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàng

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thơng mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không đợc lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hớng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu t, u đãi, u tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hởng sâu sắc tới

việc huy động vốn của ngân hàng thơng mại. Nói chung bất cứ ngân hàng th- ơng mại nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.

1.4.1.2. Tình hình chính trị kinh tế xã hội trong và ngoài n– – ớc

Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì ngân hàng. Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nớc có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi ngời dân không còn tin tởng. Ngợc lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thơng mại huy động vốn đợc dễ dàng. Nh Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề về chính trị, ngời dân kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống ngân hàng chao đảo. Và cuộc chiến Irac gần đây cũng ảnh h- ởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có sự khó khăn về huy động vốn của ngân hàng thơng mại.

Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. ở tình trạng tăng trởng, ngời dân cần nhiều vốn để đầu t mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích luỹ đợc nhiều hơn. Ngợc lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu t bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.

1.4.1.3. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của ngời gửi tiền

Tập quán tiêu dùng của ngời dân có tầm ảnh hởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, ngời dân thờng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động đợc dễ dàng hơn nhiều ở những vùng ngời dân thờng hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng. ở nhiều nớc phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu nh ngời dân nào

cũng có tài khoản trong ngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống. Ngợc lại, ở một số nớc, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể đợc thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...

Một trong những đặc tính của cộng đồng dân c đó là tính lan truyền nhanh chóng. Cuộc đổi tiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 % đã khiến ngời gửi tiền kéo ồ ạt đến ngân hàng để rút. Điều này đã kéo theo sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệ thống ngân hàng lao đao. Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng nh dệt Nam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng-Epco...đã làm suy giảm uy tín của các ngân hàng trong con mắt của ngời gửi tiền. Nó không tạo cho ngời gửi tiền cảm giác an toàn và nó đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các ngân hàng.

Một trong những lý do nữa là ngời dân cha hiểu biết nhiều về các hoạt động của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cờng tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của ngời gửi tiền cũng nh các thủ tục cần thiết.

1.4.2. Yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Chiến lợc kinh doanh của ngân hàng

Chiến lợc kinh doanh có thể nói là đờng lối, phơng hớng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lợc kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng nh hạn chế của ngân hàng. Chiến lợc kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt

động có thể tăng hay giảm .

Chiến lợc kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rất lớn. Nhng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng. Do đó số lợng nguồn vốn huy động đợc sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lợc kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng.

1.4.2.2. Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng

Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con ngời cũng phải đợc đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động huy động vốn đợc thực hiện một cách tốt đẹp. Trình độ của cán bộ ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ đợc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng. Nó có thể lôi kéo khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng, trớc hết là trong khâu huy động vốn. Các nhân viên ngân hàng là những ngời mang hình ảnh cho cả ngân hàng. Do đó, để tăng cờng huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ, Hiểu biết quy trình, Hoàn thiện phong cách phục vụ.

1.4.2.3. Uy tín của ngân hàng

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng đợc xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Ngời gửi tiền khi gửi thờng lựa chọn những ngân hàng lâu đời chứ không phải là những ngân hàng mới thành lập.

Ngân hàng lớn thờng đợc u tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng. Một điều quan trọng ở nớc ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho ngời gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thơng mại quốc doanh cao hơn so với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm đợc lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động đợc những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm đợc thời gian.

1.4.2.4. Trình độ công nghệ ngân hàng

Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trớc đây. Việc áp dụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trờng tốt. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi... Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các ngân hàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội. Ngoài ra mạng lới phục vụ cho việc huy động vốn cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Mạng lới huy động rộng rãi, tạo điều kiện cho ngời gửi tiền. Mạng lới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn, mất nhiều thời gian.

Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tích cực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động đợc vốn

lớn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

chơng II

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm

2.1. khái quát sự hình thành và phát triển của ngân hàng công thơng hoàn kiếm

Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Ngân hàng Công thơng Việt Nam, có trụ sở tại số 37 Hàng Bồ quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Đây là khu vực nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế - Văn hoá - Chính trị của thủ đô, là mơi giao lu buôn bán nhộn nhịp nhất thành phố. Mặt khác, đây còn là nơi tập trung của rất nhiều vằn phòng đại diện của các Ngân hàng nớc ngoài tại Việt Nam. Trớc đây Ngân hàng là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nớc với nhiệm vụ chính là bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và tập thể trên địa bàn quận. Nhng do nhu cầu đổi mới kinh tế cùng với sự chuyển đổi chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam (năm 1988) từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp, chi nhánh Ngân hàng quận Hoàn Kiếm cũng đợc thay đổi cả về chức năng và nhiệm vụ và trở thành Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm là một chi nhánh của

NHCT Việt Nam với chức năng hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Và từ đó đến nay Ngân hàng đã thực sự đi vào hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự hạch toán kinh doanh.

Trải qua quá trình 15 năm hoạt động cho đến nay Ngân hàng đã hoàn toàn hoà nhập đợc với hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong cơ chế thị trờng. Không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Hiện nay ngân hàng có cơ cấu, tổ chức nh sau:

NHCT Hoàn Kiếm có 227 cán bộ trên tổng số hơn 1,2 vạn cán bộ của toàn bộ hệ thống NHCT. Trong đó có 40,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã đợc đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. NHCT Hoàn Kiếm có 9 phòng, hoạt động theo chức năng riêng đã đợc phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm:

Giám đốc: Nguyễn Hữu Thuỷ: phụ trách về lao động – tiền lơng, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm tra nội bộ .

Phó giám đốc: Phạm Thị Mai: phụ trách phòng kinh doanh kiêm chủ tịch công đoàn của chi nhánh.

Phó giám đốc: Lê Tuyết Mai: phụ trách phòng kế toán – tài chính, phòng giao dịch Đồng Xuân, phòng vi tính.

Phó giám đốc: Nguyễn Thị Huy: phụ trách phòng Nguồn vốn, phòng ngân quỹ, phòng tổ chức – hành chính.

Phòng kinh doanh: Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các

nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng là các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dới hình thức là các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay uỷ thác, cho vay theo dự án. Đồng thời cũng thực hiện chức năng giám sát và quản lý việc sử dụng vốn.

Phòng kinh doanh đối ngoại: thực hiện 2 chức năng chính là thanh toán

quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phơng thức mở tài khoản, nhờ thu và L/C) và kinh doanh ngoại tệ (thanh toán, chuyển tiền cho các khách hàng, chủ yếu là mua bán ngoại tệ để phục vụ cho các doanh nghiệp XNK), hạch toán kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ, làm đầu mối thanh toán séc du lịch, thẻ tín

dụng quốc tế, thu chi tiền mặt ngoại tệ cho các đơn vị, thực hiên việc giải ngân cho một số dự án do NHCTVN chỉ định.

Phòng giao dịch Đồng Xuân: do trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có khu chợ Đồng Xuân nên NHCTHK đã tổ chức ra một phòng riêng để phục vụ cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Phòng này hoạt động nh một chi nhánh ngân hàng, tự hạch toán thu chi độc lập và có lãi. Hiện nay phòng giao dịch Đồng Xuân đang có kế hoạch mở rộng thành một chi nhánh NHCT gần t- ơng tụ nh chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.

Phòng nguồn vốn: cân đối tổng hợp: làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối và tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn; huy động mọi nguồn vốn tiết kiệm từ các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phân kinh tế; thực hiện chế độ thông tin, lập kế hoạch tài chính, tổng hợp, phân tích, báo cáo về mọi tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTHK theo yêu cầu của Giám đốc NHCT Việt Nam. Hiện nay chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm có tất cả 11 quỹ tiết kiệm. Mỗi quỹ tiết kiệm đều có 1 bộ máy gồm: Trởng quỹ, thủ quỹ và kế toán.

Phòng kế toán-tài chính: thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ

thanh toán bằng VND, lên cân đối tổng hợp. Phòng có 5 tổ công tác chịu trách nhiệm về các chức năng riêng biệt: Tổ kế toán nội bộ, Tổ thanh toán viên, Tổ thanh toán liên ngân hàng, Tổ thanh toán bù trừ và Tổ tiết kiệm.

Phòng ngân quỹ: quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VND và ngoại tệ, bảo quản và phân phối các chứng từ có giá.

Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm trọng tâm của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w