31 Nguồn: “Hà Nội năm 2010: Trung tâm Tài chính-Ngân hàng lớn” website Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (14/09/2007)
3.1.2.1. Định hướng nhiệm vụ kinh doanh năm
Trên tinh thần phát huy tối đa những kết quả đạt được năm 2007, tiếp tục bám sát các hoạt động kinh doanh năm 2008 của NHCTVN, trong năm 2008 toàn chi nhánh tiếp tục quyết tâm phấn đấu theo định hướng: Thực hiện “kinh doanh tài sản nợ”, bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định lành mạnh, tập trung thu hồi hết nợ xấu, thu hồi tối đa nợ ngoại bảng, phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm tăng thu phí dịch vụ. Cụ thể phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sau 32:
_ Tổng nguồn vốn huy động: 3.000 tỷ đồng
_ Dư nợ cho vay nền kinh tế: 800 tỷ đồng, trong đó phấn đấu chuyển đổi danh mục cho vay đạt cơ cấu: 50-30-20 (khoảng 50% dư nợ nhóm khách hàng lớn; 30% dư nợ khách hàng vừa và nhỏ; 20% dư nợ đối với khách hàng cá nhân)
_ Nợ xấu: phấn đấu đến 31/12/2008 đạt dưới 1% trên tổng dư nợ _ Thu hồi nợ ngoại bảng: tối thiểu 34 tỷ đồng
_ Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, phấn đấu có những sản phẩm dịch vụ trọn gói phục vụ khách hàng. Thu phí giao dịch tối thiểu là 7,5 tỷ đồng
_ Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro: tối thiểu 55 tỷ đồng
3.1.2.2. Định hướng phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
CN NHCTCG thực hiện đúng định hướng của ngành: giảm dần cho vay DNQD tăng cường cho vay với DNNQD; phấn đấu trở thành một ngân hàng hàng đầu trên địa bàn trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn. Cơ cấu danh mục cho vay theo nhóm khách hàng phải đảm bảo đẩy mạnh tiếp thị, tập trung vốn cho vay với các doanh nghiệp thuộc các ngành có tiềm lực tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả như điện lực, dịch vụ, xuất nhập khẩu, … Hoạt động đầu tư cho vay đang dần tiến tới mục tiêu ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cũng như định hướng của NHCTVN.
Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn có đảm bảo bằng tài sản. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh 33.
Phát triển cho vay trung và dài hạn với khối DNNQD nhưng phải đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các nguyên tắc và điều kiện tín dụng; tăng cho vay có bảo đảm, hạn chế cho vay nhiều vào một khách hàng. Phát triển cho vay trung và dài hạn trong khuôn khổ nhằm đảm bảo an toàn tín dụng: khống chế cho vay trung và dài hạn trong khoảng 40% tổng dư nợ nền kinh tế. Điều này có nghĩa là chi nhánh cần lựa chọn những dự án tốt, có vốn tự có tham gia lớn, hiệu quả cao, thời gian trả nợ nhanh, thực hiện lãi suất thả nổi thị trường, bù đắp đủ chi phí có hiệu quả trong đầu tư tín dụng.