d/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
3.1.9 Giải pháp về con người gắn với phòng, chống tham nhũng
Những cơ chế chính sách dù hay đến mấy cũng sẽ chỉ nằm trên giấy nếu như con người trong bộ máy tổ chức thực hiện không chuyển kịp. Một bộ
phận những người được giao nhiệm vụ quyết định, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đang làm sai lệch những chủ trương, chính sách đúng, là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trong sạch. Đổi mới công tác lựa chọn và tuyển dụng cán bộ, công chức. Thực hiện ai sử dụng cán bộ, công chức thì người đó lựa chọn, tuyển dụng và đánh giá kết quả công tác. Hình thành lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư cho cán bộ, công chức, làm cho họ tự hào về nghề nghiệp, được xã hội kính trọng, từđó không
cần và không muốn tham nhũng. Nhà nước có chính sách đãi ngộ thoả đáng
đối với cán bộ, công chức. Một trong những giải pháp về chính sách đãi ngộ
là tách phần lớn những người đang làm việc trong các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng ra khỏi diện do ngân sách nhà nước đài thọ.
Xiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và đề cao trách nhiệm cá nhân. Thủ trưởng cơ quan cấp trên (từ Thủ tướng Chính phủ đến Thủ trưởng các cơ quan trong bộ máy hành chính) theo thẩm quyền xử lý nghiêm khắc thủ trưởng cơ quan cấp dưới có hành động vi phạm các quy
định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng, gây hậu quả xấu hoặc cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Thủ
trưởng cơ quan cấp trên. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có quyền tạm thời đình chỉ công tác người vi phạm, đồng thời giao cho cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ đó tiến hành kiểm điểm, xem xét kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có cơ chế công khai, minh bạch như công khai tài chính công, tài sản riêng, công khai về tổ chức cán bộđể mọi người kiểm tra, giám sát những cán bộ, công chức có quyền, có chức, để cán bộ, công chức dù muốn cũng không thể lộng quyền được. Bắt buộc kê khai tài sản đối với tất cả cán bộ, công chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Tài sản kê khai là những tài sản có giá trị lớn (nhà, xe...); bản kê khai này được nộp cho thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và cơ quan nội vụ hay thanh tra theo phân cấp; khi có biến động về tài sản thì cán bộ, công chức phải giải trình tài sản lấy ở đâu ra? (không phải chỉ kê khai khi được xem xét ứng cử hoặc bổ nhiệm như hiện nay).
Trong bổ nhiệm cán bộ, phải thực sự coi trọng phẩm chất, năng lực và
đưa “phòng, chống tham nhũng” thành một tiêu chuẩn.
Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những nguời bên ngoài, cũng như
công chức, viên chức cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về
Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế
thế giới, cơ hội làm ăn trên quy mô quốc tế càng được mở ra, theo đó nguy cơ tham nhũng vượt qua bên giới càng có cơ hội phát triển. Để phát hiện tham nhũng dạng này, Việt Nam cần tích cực tham gia và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để họ cung cấp danh sách các quan chức của ta nhận hối lộ từ nước ngoài.