BẢNG 3: CƠ CẤU THANH TOÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 39 - 41)

BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.

Đơn vị tính: triệu USD.

Thanh toán XK Thanh toán NK Tổng cộng

Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) Tổng kim ngạch Kim ngạch L/C (%) 2001 14.826 13.699 92,4 16.061 14.964 93,2 30.88 7 28.663 92,8 2002 16.516 15.063 91,2 17.537 15.490 88.3 34.05 3 31.553 92,4 2003 18.483 17.170 92.9 19.315 17.793 92,1 37.79 8 34.963 92,5

Bảng 3 cho thấy doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của các NHTM luôn lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu, năm 2001 doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 13.699 triệu USD trong khi đó doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là 14.964 triệu USD lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 1.265 triệu USD, năm 2003 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 17.793 lớn hơn doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là 623 triệu USD do giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. Điều này là do nước ta là nước nhập siêu. Mặt khác, chúng ta nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật; Xuất khẩu chủ yếu là nông sản phẩm, các mặt hàng chế biến.

Nhìn chung thì hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM đã được đầu tư và phát triển khá tốt với doanh số ngày càng tăng, kim ngạch thanh toán L/C xuất khẩu so với kim ngạch thanh toán L/C nhập khẩu năm 2003 đã gần bằng nhau nhưng có thể nói hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn một sốvấn đề tồn tại là:

- Thứ nhất là: khách hàng thanh toán với số lượng chứng từ lớn, chủng loại đa dạng, nhưng giá trị hoá đơn lại thấp, khiến cho chi phí giao dịch của khách hàng lẫn Ngân hàng đều tăng.

- Thứ hai là: trình độ cán bộ Ngân hàng còn nhiều vấn đề phải được đào tạo vì hoạt động thanh toán quốc tế có rất nhiều rủi ro, nếu trình độ cán bộ Ngân hàng yếu sẽ dẫn đến việc kiểm tra chứng từ thiếu hoặc sai sót.

- Thứ ba là: công nghệ Ngân hàng tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, mức độ tự động hoá chưa cao, phần mềm hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện.

- Thứ tư là: trình độ trong thanh toán quốc tế của các NHTM còn có sự

chênh lệch nhau khá lớn, Ngân hàng Ngoại Thương có đội ngũ nhân viên có trình độ thanh toán khá cao còn các NHTM khác thì trình độ thanh toán quốc tế của độ ngũ nhân viên còn rất hạn chế.

- Mặt khác: còn những tồn tại trong hệ thống luật Ngân hàng như các văn bản thì chồng chéo, hiệu lực pháp lý chưa cao. Việc thanh toán quốc tế chủ yếu

dựa vào UCP 500, URC 522… Cán cân thanh toán của Việt Nam luôn trong tình trạng bội chi, do đó ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 39 - 41)