Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ppt (Trang 74 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên

Văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII là thời kỳ mà trong hoạt động sáng tạo văn học, cha ông ta dƣờng nhƣ phỏng theo các khuôn mẫu nƣớc ngoài. Điều này đƣợc thấy rõ qua việc vay mƣợn các thể thơ, văn, các điển cố, điển tích của Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình mô phỏng đó, các nghệ sĩ bằng cách này, cách khác vẫn cố gắng tìm con đƣờng đi riêng cho tác phẩm của mình. Cùng với các nhà thơ khác cùng thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp tục con đƣờng đó của những ngƣời đi trƣớc. Một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng, dấu ấn riêng của tác giả chính là việc sử dụng thành công lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên thể hiện trong Bạch Vân quốc ngữ thi.

Vì có quãng thời gian dài sống ẩn dật nơi thôn dã nên nhà thơ có nhiều điều kiện tiếp xúc với nhân dân. Điều đó giúp ông hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm cũng nhƣ những phong tục tập quán sinh hoạt của họ. Không chỉ có vậy, ông còn là một nhà thơ có tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân nên không chờ đến khi đã ở ẩn ông mới gần gũi với dân, học tập ngôn ngữ của nhân dân. Ngay từ đầu, những nếp sống, cách suy nghĩ của ngƣời dân, cùng với lời ăn tiếng nói của họ đã đi vào thơ ông một cách rất tự nhiên.

Trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều nhà thơ sử dụng lối nói khẩu ngữ, bình dị, tự nhiên vào thơ văn làm cho tính chất quan phƣơng trong thơ văn của tầng lớp trên giảm xuống, tính chất dân dã đƣợc gia tăng, từ đó văn thơ bác học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống thƣờng ngày. Ta có thể bắt gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

cách làm thơ nhƣ trên trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi hay Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, nhất là trong thơ Nôm của họ.

Bạch Vân quốc ngữ thi đã kế tục và phát huy những thành công về mặt ngôn ngữ của thơ Nôm thời Hồng Đức, của Nguyễn Trãi ở thời kỳ trƣớc. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy sự thâm nhập sâu sắc của ngôn ngữ bình dân qua cách ông đã sử dụng lối nói khẩu ngữ rất thành công. Có thể hiểu: “Khẩu ngữ là một dạng ngôn ngữ nói của quần chúng. Khẩu ngữ biểu hiện nếp nghĩ của quần chúng trong việc giao tiếp hàng ngày. Khẩu ngữ cung cấp cho ngôn ngữ thơ những cách nói giản dị, mộc mạc như lối nói hàng ngày của nhân dân” [ 8, 19].

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không cầu kỳ mà dễ hiểu nhƣ tiếng nói hàng ngày, mang đậm phong vị của ngôn ngữ quần chúng chính là vì vậy. Nếu trong thơ chữ Hán chúng ta còn bắt gặp nhiều bài sử dụng lối thơ vịnh để ám dụ những tƣ tƣởng triết học, chính trị, đạo đức thì ở thơ Nôm kiểu đề tài vịnh vật, vịnh cảnh không còn nặng nề tính chất giáo huấn khô khan nữa. Chính nhờ việc sử dụng lối nói khẩu ngữ mộc mạc tự nhiên mà thơ Nôm của ông đã phản ánh đƣợc đậm nét đời sống nhân dân:

- Thèm nỡ phụ canh cua rốc,

Lạnh đà quen đắp ổ rơm.

(Bài số 33)

- Lạnh thuở đông, hằng nhờ bếp Nồng mùa hạ, kẻo đắp chăn.

(Bài số 56)

- Nhá rau lại tiếp mùi canh ngọt, Nếm ếch còn thèm có giống măng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

Ngôn ngữ trong thơ ông là sự tiếp nhận từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Ngay cả những thứ bình dị nhất trong đời sống thƣờng nhật cũng đƣợc ông đƣa vào thơ một cách tự nhiên. Từ những sản vật quê hƣơng đến lối ăn, lối mặc, nếp nghĩ của con ngƣời Việt cũng trở nên rất “đậm đà” thân thiết: Nào là “canh cua rốc…đắp ổ rơm’; nào là “nhá rau…nếm ếch”; nào là “lạnh… nhờ bếp, nồng…kẻo đắp chăn”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng khẩu ngữ và biến nó thành ngôn ngữ văn học. Chính điều đó đã tạo cho thơ ông một nét độc đáo riêng. Phan Huy Chú có nói: “… thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất tự nhiên, buông miệng là ra lời, không cần gọt rũa, giản dị mà đủ ý, đạm mà có vị” [45, 244].

Khi nhắc đến thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi),

ngƣời ta thƣờng so sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập) và nói tới sự giống nhau về mặt phong cách của hai thi sĩ này. Quả có phần đúng nhƣ vậy, song Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có nét riêng của mình. Ngay cả việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có ít nhiều sự khác biệt so với Nguyễn Trãi. Ngƣời ta nhận thấy, trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi

của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiếng Việt đã thuần thục, sáng sủa hơn nhiều, những chữ dùng hầu hết là những chữ thông thƣờng, gắn với đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể khẳng định sự giản dị, thuần thục và thanh thoát của ngôn ngữ văn học dân tộc. Rất nhiều từ, nhiều câu nói bình dị của nhân dân đƣợc đƣa vào một cách tự nhiên mà vẫn mang đậm tính chất nghệ thuật, ví dụ: Bội bạc, đắn đo, dở dang, no lòng, ấm cật…

Thơ ông rất ít dùng những từ cổ kính, nếu có dùng thì cũng thƣờng là những từ dễ hiểu. Có những bài thơ của ông cả bài đều là tiếng Việt:

Giàu sang: người trọng, khó: ai nhìn? Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ hèn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 Khi giàu, chẳng hỏi, hỏi thì quen.

Quen, hiềm dan díu điều làm bạn, Lặng, kẻo lân la nỗi bạ men.

Đạo no, nghĩa này, trăm tiếng bướm, Nghe thôi thinh thinh lại đồng tiền.

(Bài số 5)

Có thể thấy ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm quen thuộc, gắn bó với đời sống của ngƣời dân lao động. Đó là thứ ngôn ngữ mà nhân dân vốn quen dùng, giản dị và dễ hiểu. Việc sử dụng lối nói khẩu ngữ trong thơ chứng tỏ tác giả là ngƣời gần gũi với nhân dân nên mới am hiểu và vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngƣời dân thành thạo đến nhƣ vậy. Đƣa khẩu ngữ vào sáng tác văn học có tác dụng khẳng định tiếng nói của nhân dân, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc.

Một khía cạnh nữa của lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi chính là việc tác giả đã học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ và vận dụng một cách thành thục theo dụng ý nghệ thuật của mình. Vì vậy, tuy là nhà thơ triết lý, đạo lý nhƣng thơ quốc âm Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đậm đà màu sắc dân tộc, đậm đà phong vị ca dao tục ngữ. Nhờ đó, thơ ông dễ đi vào lòng ngƣời, dễ đƣợc truyền tụng rộng rãi.

Trong những trƣờng hợp cần thiết để phù hợp với cơ cấu hình tƣợng của bài thơ cũng nhƣ thể thơ, có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phá vỡ kết cấu câu của ca dao, tục ngữ, thành ngữ để tạo ra những dòng thơ tự nhiên, nhuần nhị và đầy ấn tƣợng:

Gần son thì đỏ, mực thì đen, Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đèn.

(Bài số 64)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 Rút dây lại nệ động rừng chăng.

(Bài số 89)

Cáo đội oai hùm mà nát chúng,

Ruồi nương đuôi ký luống khoe người. (Bài số 91)

Lại có khi ông lại giữ nguyên kết cấu của ca dao tục ngữ và đƣa trực tiếp vào trong thơ của mình (Trƣờng hợp này rất ít):

Nuôi con mới biết lòng cha mẹ,

Nẻo loạn thì thương đời Thuấn Nghiêu.

(Bài số 58)

Có khi từ những câu tục ngữ, ông đã sáng tạo ra những câu thơ mới, làm cho câu thơ giàu tính chất gợi cảm, gợi hình hơn:

Khế kia chua quá sau nên ủng, Lan nọ thơm dai mới có hương.

(Bài số 76) Hoặc:

Mùi thế gian nhiều mặn nhạt, Đường danh lợi có chông gai.

(Bài số 43)

Hình tƣợng trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự vận dụng sáng tạo hình tƣợng của ngôn ngữ văn học dân gian. Hình ảnh con ong cái kiến mà ta hay gặp trong ca dao tục ngữ đã trở thành hình tƣợng của ngôn ngữ thơ ông, nhƣng nó không mang tính trữ tình nhƣ trong ca dao dân ca mà dƣợc dùng để phê phán xã hội:

Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ, Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

Hoặc:

Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến, Thất thế hương lư ngảnh mặt đi.

(Bài số 53)

Nhà thơ đã dùng những hình tƣợng của thiên nhiên để nói lên các vấn đề nhức nhối của xã hội. Với những hình ảnh thơ quen thuộc, cách dùng khẩu ngữ bình dị khiến cho thơ của ông dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng ngƣời.

Tuy sử dụng lối nói khẩu ngữ nhƣng ta vẫn tìm đƣợc trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm những câu thơ giàu hình ảnh, đậm sắc thái văn chƣơng:

Có ai biết được lòng tri kỷ,

Vòi vọi non cao nguyệt một vừng.

(Bài số 6) Hoặc:

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua, Một năm xuân tới một phen già.

(Bài số 99)

Trong Bạch Vân quốc ngữ thi còn có nhiều bài, nhiều câu nói về cái lẽ “Tuần hoàn doanh hƣ” trong Kinh dịch. Những tƣ tƣởng triết lý của đạo Phật khó hiểu qua thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở nên đơn giản và dễ hiểu. Lão Tử nói “Thiên nhi đạo, bất tranh nhi thánh thiện” ý muốn khuyên răn mọi ngƣời không nên tranh giành mà nên thực hiện “bất tranh”. Cùng nói về vấn đề đó nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đơn giản hơn rất nhiều:

Giàu ba bữa khó hai niêu, Yên phận thì hơn hết mọi điều.

(Bài số 3) Hoặc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Yên phận là tiên lọ phải cầu.

(Bài số 4)

Vì rất am hiểu tƣ tƣởng Lão Trang, nên ông đã vận dụng linh hoạt tƣ tƣởng này để nhìn thế sự đầy biến động, đồng thời còn vận nó để chỉ cho ngƣời đời thấy rõ tác hại của sự tranh giành.

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là hiện thân của dòng thơ triết lý. Ông đã chiêm nghiệm sâu sắc sự đời và lẽ đời:

Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi, Từng xem thua được một hai phen.

(Bài số 41)

Trong Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng rất nhiều từ láy có giá trị biểu cảm cao, làm cho hình tƣợng thơ thêm nhịp nhàng, cân đối, uyển chuyển, gợi tả, sinh động:

Anh anh, chú chú, mừng hơ hải, Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi.

(Bài số 74) Hoặc:

Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích, Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao.

(Bài số 83) Hay:

Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt, Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu.

(Bài số 3)

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ đa chủ đề. Hầu hết các nhà chuyên môn qua những công trình nghiên cứu về Bạch Vân quốc ngữ thi đều cơ bản cho rằng các chủ đề chính của tập thơ này bao gồm: Chủ đề nhàn dật, chủ đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

phong cảnh thiên nhiên, chủ đề thế sự, chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý. Điều đó đã đƣợc làm rõ trong Chƣơng 2 của luận văn. Các chủ đề trên dù ít hay nhiều đều có sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên. Cách làm đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang lại cho tập thơ một sức sống mới. Chủ đề thiên nhiên nhờ lối sử dụng khẩu ngữ mà toát lên vẻ đẹp giản dị hồn nhiên. Chính là vì với ngôn ngữ dân tộc, nhà thơ có điều kiện phản ánh những cảnh sắc mang hồn Việt, những cảm nghĩ của nhân dân lao động cho nên lời thơ đằm thắm, cảm xúc thơ chân thành, hình tƣợng thơ lay động lòng ngƣời:

Giang san tám bức là tranh vẽ, Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu.

(Bài số 3) Hoặc:

Hoa nở luống hay tin gió,

Đầm thanh còn thấy bóng trăng.

(Bài số 16) Hay:

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo.

(Bài số 35)

Lối nói khẩu ngữ cũng tỏ ra rất đắc dụng trong việc thể hiện chủ đề nhàn dật. Ngay trong bài thơ Nôm số 73, nhờ lối nói khẩu ngữ bình dị, ta thấy hình ảnh bậc cao sĩ tuy mang danh ẩn dật nhƣng không hề thoát tục, cao đạo mà ngƣợc lại rất “đời”, sống cuộc sống ung dung tự tại, hòa hợp với thiên nhiên, sống trọn vẹn với tự nhiên và cảm thức của chính mình:

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dù ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Người khôn người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm, bài số 73) Lối nói khẩu ngữ bình dị tự nhiên không chỉ tạo ra hiệu quả tƣ tƣởng, thẩm mĩ trong việc thể hiện hai chủ đề trên mà đối với chủ đề thế sự và chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý, lối nói này cũng có những hiệu quả nhất định.

Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan rồi từ quan về ở ẩn trong hoàn cảnh xã hội đang có sự xáo trộn ghê gớm. Những chuẩn mực đạo đức nhƣ: trung, tín, hiếu, nghĩa…một thời đƣợc coi là khuôn vàng thƣớc ngọc cho sự ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội thì nay đã không còn giá trị nhƣ trƣớc nữa, đạo đức phong kiến ngày càng sa đọa. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi lại thực trạng đó một cách chân thực bằng lời lẽ hết sức dễ hiểu nhƣng ẩn đằng sau đó là thái độ phê phán gay gắt lối cƣ xử tráo trở, lật lọng, đặt quyền lợi ích kỷ lên trên hết:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài số 71) Hay:

Đắc thời, thân thích chen chân đến, Thất thế, hương lư ngoảnh mặt đi.

(Bài số 53) Hoặc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 Có của thì hơn hết mọi lời.

Trước đến tay không nào thốt hỏi, Sau vào gánh nặng lại vui cười.

(Bài số 74)

Thấy đƣợc thói đời đen bạc, trọng của hơn trọng ngƣời, lật lọng bon chen…, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát hiện ra những thói xấu đang ngự trị trong con ngƣời, trong những kẻ cơ hội. Tuy nhiên, tận đáy lòng, ông vẫn tin vào cái thiện, tin vào phần lƣơng tri tốt đẹp của con ngƣời. Ông hƣớng tới việc cải tạo con ngƣời, giúp họ gạt bỏ những thói xấu, tăng thêm những nết tốt. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi chúng ta bắt gặp rất nhiều bài thơ có tính chất khuyên bảo đối với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội. Điều này chúng tôi đã làm rõ ở Chƣơng 2. Điểm đặc biệt là ở chỗ những bài thơ khuyên răn này đã đƣợc Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng những lời lẽ dung dị, gần gũi, dễ hiểu và phù hợp nhất với từng mục đích khuyên răn, từng đối tƣợng khuyên nhủ. Cách nói đó rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày khiến cho việc răn dạy không quá nặng nề mà gần gũi nhƣ một lời tâm sự: Anh em nhƣ tay với chân, phải biết yêu thƣơng, hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau để cho cửa nhà yên ấm; Họ hàng thì phải biết đùm bọc, cƣu mang nhau trong lúc hoạn nạn, chớ nên coi nhau nhƣ khách vãng lai:

Chân tay gẫm lại ai hơn nữa, Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà.

(Bài số 148)

Cùng nhau bầu bí yêu thương lấy, Chớ nỡ xem bằng khách tối qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

Một phần của tài liệu Luận văn: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ppt (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)