Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu 246056 (Trang 34 - 36)

2.2.6.1 Diện tích

-Diện tích phòng học (tổng diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thư viện, hội trường … ) trên mỗi sinh viên qui đổi = 8289 m2/5.333 =1,55, diện tích sinh hoạt (tính tổng diện tích tất cả các công trình, trừ khu nội trú và diện tích các công trình đã tính vào phòng học) trên mỗi đầu sinh viên qui đổi = 23.432m2/5.333 =4,39m2. Tổng diện tích phòng học và sinh hoạt trên mỗi sinh viên qui đổi = 1,55+4,39 = 5,94 m2 so với tiêu chuẩn của trường Đại học là 6 m2 thì trường đạt

yêu cầu. Diện tích ở ( tổng diện tích khu nội trú ở cả hai cơ sở ) trên mỗi đầu sinh viên qui đổi = 12.248 m2/5.333 = 2,29m2 , so với tiêu chuẩn của trường Đại học thì trường đạt 76,5% yêu cầu.

-Tại cơ sở 1: trước đây cơ sở này được xây dựng theo dự án của một trường trung cấp qui mô nhỏ, hiện nay đã quá tải với bình quân 0,55m2 phòng học trên mỗi sinh viên, nếu qui theo chuẩn ở mức 40% theo tiêu chuẩn của trường Đại học, tức là ở mức 1 – 1.2 m2/ sinh viên thì hiện còn thiếu khoảng 40 phòng học mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Ký túc xá, theo công suất thiết kế là 1.400 người nhưng hiện nay đang phải bố trí 2.064 chỗ ở, tức là hiện đang bị quá tải ở mức gần 30%.

Ngoài ra, cơ sở này nằm cách xa trung tâm thành phố (17 km) không thuận tiện, mất nhiều thời gian và đi lại cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên nhà trường.

-Tại cơ sở 2: Diện tích khuôn viên 1.2ha, có vị trí trong nội thành, thuận lợi cho việc đào tạo hệ thống chính qui, quan hệ hợp tác quốc tế và trụ sở điều hành của nhà trường. Tuy nhiên cơ sở vật chất hiện tại đã xuống cấp trầm trọng, và trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá thuộc tổng cục hải quan nằm trong khuôn viên nhà trường gây ô nhiễm nên không đảm bảo an toàn cho người học.

Hiện nay, trường đặt trụ sở chính trên địa bàn Quận 9. Do những bất cập như đã phân tích trên nên nhà trường khó có thể tạo lập được thương hiệu mạnh cũng như để có thể phát triển được đội ngũ nhân tài đóng góp cho sự nghiệp đào tạo.

2.2.6.2 Thư viện

Đến nay trường đã có thư viện với 17.000 đầu sách, hàng năm chỉ phục vụ được 3,2 cuốn sách/ sinh viên qui đổi, nhà trường đã có đề án phát triển thư viện để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

2.2.6.3 Trang thiết bị

-Máy tính xách tay trang thiết bị cho đội ngũ giảng viên chỉ đạt 0.22 máy /người, đây là một trong những nguyên nhân của việc chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.

-Phòng máy thực hành cho sinh viên chỉ đạt 67.5 giờ máy/ sinh viên /năm, tức là vào khoảng 1,5 giờ máy/sinh viên /tuần. Con số này còn quá thấp so với mức 5 giờ như quy định đặt ra.

-Các phòng thực nghiệm còn nhiều hạn chế, chưa gắn kết được việc học lý thuyết và thực hành các tình huống thực tế giả định.

-Một số trang thiết bị giảng dạy khác còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy hiện tại chủ yếu là các phương tiện truyền thông nên khó có thể ứng dụng công nghệ giảng dạy hiện đại ở trên lớp.

-Trong điều kiện cạnh tranh trên thương trường đào tạo trên địa bàn TP.HCM, nhà trường có ít lợi thế về cơ sở vật chất, kinh phí … nên khó khăn trong việc thu hút giảng viên và học sinh, nhất là học sinh, sinh viên hệ không chính qui.

Một phần của tài liệu 246056 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)