Rủi ro trong hoạt động thanh toán nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 62 - 64)

Rủi ro chủ yếu trong thanh toán L/C nhập khẩu là rủi ro tín dụng, do nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, nhưng để đảm bảo uy tín đối với ngân hàng đối tác, Việt Nam Eximbank phải cho doanh nghiệp nhập khẩu vay bắt buộc để thanh toán với đối tác, đối tượng này thường xảy ra với các khách hàng mở L/C trả chậm, mà nguyên nhân chủ yếu cũng giống như nguyên nhân cơ bản của rủi ro dạng này đã được trình bày ở trên. Trong những năm vừa qua, bằng những biện pháp tích cực làm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thanh toán L/C nhập, mặc dù doanh số thanh toán L/C nhập ngày một tăng do tốc độ phát triển ngoại thương của nền kinh tế nhưng doanh số chưa thanh toán lại giảm đáng kể tại (chi nhánh 19 Trần Hưng Đạo – Hà Nội)

Doanh số L/C chưa thanh toán giai đoạn (2005 – 2007)

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hối đoái)

năm Doanh số thanh toán

L/C nhập Doanh số L/C chưa thanh toán.

số món số tiền

2005 14.923.423 11 1.134.256 7,6%

2006 27.893.968 2 892.607 3,2%

2007 60.322.285 2 422.256 0,7%

Đơn vị: USD

Trong năm 2005, do triển vọng trước thểm Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã nhập khẩu khá nhiều hàng hoá máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chuẩn bị tăng cường tiềm lực hấp thụ luồng vốn đầu tư nước ngoài lớn

theo dự báo của các tổ chức tài chính có uy tín. Đồng thời do khách hàng của ngân hàng là nhiều doanh nghiệp nhà nước, tổ chức có quan hệ lâu năm với ngân hàng chủ yếu mở L/C trả chậm, sau đó khi nhận hàng lại kinh doanh thua lỗ nên đến hạn không thể thanh toán cho ngân hàng. Rút kinh nghiệm ,từ đó trở đi ngân hàng đã có những quy định cụ thể chặt chẽ đối với việc mở L/C trả chậm như:

- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn đã cam kết của L/C.

- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bản đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng voà thời điểm thanh toán đủ để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng nước ngoài.

- Tại thời điểm mở L/C doanh không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hoặc buộc ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho L/C trả chậm đó.

- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hoặc nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản,….) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của ngân hàng.

Nhờ đó mà doanh số chưa thanh toán của năm 2006 và năm 2007 đã giảm xuống rõ rệt so với tổng doanh số thanh toán L/C.

Do hoạt động thanh toán quốc tế vốn chứa đựng nhiều rủi ro và giá trị của các hợp đồng ngoại thương là khá lớn, trong thủ tục mở L/C khách hàng phải ký quỹ nhưng thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại là do ngân hàng cho khách hàng vay. Tỷ lệ ký quỹ càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp, vì vậy khi nhận ký quỹ, ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của tài khoản ký quỹ để tránh giả mạo , đồng thời khách hàng phải cam kết sẽ nộp phần còn lại bằng nguồn vốn nào đó. Nếu bằng nguồn vốn tự có thì phải

nộp lúc nhận chứng từ, nếu bằng vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thì phải làm thủ tục vay ngắn hạn. Căn cứ vào việc thẩm định phân loại khách hàng và hạn mức mở L/C, Giám đốc chi nhánh giao cho phòng thanh toán quốc tế hoặc phòng tín dụng thẩm định hồ sơ đề xuất mức ký quỹ dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn. Cụ thể như sau:

- Chi nhánh không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào. - Miễn ký quỹ 70-90% cho những khách hàng có uy tín, khả năng tài

chính tốt và có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, nếu khách hàng muốn miễn ký quỹ tỷ lệ cao hơn 90% phải có sự phê chuẩn của giám đốc chi nhánh.

- Yêu cầu ký quỹ 100% đối với những khách hàng mới hoặc không có uy tín đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w