Xác định các trung tâm trách nhiệm tại công ty

Một phần của tài liệu 246020 (Trang 55 - 57)

™ Trung tâm đầu tư

Xét về phạm vi toàn công ty thì cả công ty là một trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận.

Xét về mặt kết quả: Lợi nhuận trong năm có thể so sánh với lợi nhuận năm trước hay so với lợi nhuận đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm từ đó phân tích các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm biện pháp hữu hiệu cho năm tới.

Xét về mặt hiệu quả : Lợi nhuận của công ty có thểđược đo bằng các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI, thu nhập thặng dư RI.

™ Trung tâm lợi nhuận : Các khối (LCN, M&E, Panel)

Xét về phạm vi hoạt động của các khối và mô hình tổ chức mới, thì các khối không còn là trung tâm doanh thu nữa mà trở thành các trung tâm lợi nhuận.

Xét về mặt kết quả : Để đánh giá và kiểm soát quản lý tại các khối chúng ta phải xem xét và so sánh lợi nhuận thực tế đạt được với lợi nhuận ước tính theo dự

toán. Qua đó phân tích chênh lệch lợi nhuận và các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận như: Doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khối . Trên cơ sở đó xác

định các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến lợi nhuận.

Về mặt hiệu quả : Do có thể lượng hoá bằng tiền cảđầu vào và đầu ra nên hiệu quả của các khối có thểđược đo bằng các tiêu thức sau : Số dưđảm phí bộ phận ; số

dư bộ phận có thể kiểm soát ; số dư bộ phận ; lợi nhuận trước thuế… ngoài ra còn có thể sử dụng các số tương đối như : tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí…đểđánh giá hiệu quả của các Khối.

™ Trung tâm Doanh thu : Các bộ phận kinh doanh bên trong các khối (LCN, M&E, Panel)

Xét sâu vào bên trong các khối thì với đặc điểm của các bộ phận kinh doanh chính là các trung tâm doanh thu, nếu bên trong các khối thực hiện việc phân quyền sâu rộng đến từng khối thì các trung tâm doanh thu này chỉ chịu trách nhiệm với những doanh thu và chi phí mà bộ phận mình có thể kiểm soát. Trong đó trưởng bộ

phận kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu mà không chịu trách nhiệm về

giá thành sản xuất. Đánh giá thành quả chiến lược và kiểm soát quản lý ở các trung tâm này như sau:

Về mặt kết quả : được đánh giá dựa vào so sánh doanh thu đạt được thực tế so với doanh thu dự toán của bộ phận kinh doanh. Xem xét dự toán tiêu thụ, trên có sở đó phân tích chênh lệch do ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến doanh thu như :

đơn giá bán, số lượng bán, và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ…

Về mặt hiệu quả: Khi đo lường hiệu quả của bộ phận kinh doanh chúng ta so sánh chi phí thực tế và chi phí dự toán của bộ phận trên cơ sở những chi phí kiểm soát được.

™ Trung tâm chi phí định mức :

Xét sâu vào bên trong các khối thì với đặc điểm của các nhà máy sản xuất chính mà các sản phẩm của nó là các trung tâm chi phí định mức, như :Các sản phẩm nhà máy Cơđiện, Nhà máy Panel, các dự án, công trình có dự toán ban đầu.

Về mặt kết quả : Để đánh giá kết quả và kiểm soát quản lý tại các nhà máy, thường được đánh giá thông qua việc các nhà máy có hoàn thành được kế hoạch sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định không.

Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả và thành quả quản lý tại các nhà máy, thông thường được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí

định mức. Trên cơ sở đó nhà quản lý (Giám đốc nhà máy kết hợp với Kế toán quản trị) sẽ phân tích biến động chi phí và xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan tác

động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.

™ Trung tâm chi phí tự do : Bao gồm phòng Kế toán, phòng Nhân sự - Hành chính, TGĐ.

Về mặt kết quả : để đánh giá kết quảđạt được tại các khối hỗ trợ, thường được

đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra và mục tiêu đạt được của các bộ phận trong khối hỗ trợ như : Các báo cáo quản trị, tài chính có kịp thời, hợp lý hay không (Phòng Kế toán), Phòng Nhân sự có đáp ứng được nguồn lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu các khối hay không ?

Về mặt hiệu quả: Để đánh giá hiệu quả và thành quả quản lý tại các phòng thuộc khối hỗ trợ, thường được đánh giá dựa vào chi phí thực tế phát sinh và dự toán

đã được phê duyệt. Thành quả của nhà quản lý cấp trung này sẽ được đánh giá và kiểm soát dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận, đối với những chi phí kiểm soát được.

Một phần của tài liệu 246020 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)