II. Nguồn vốn kinh phí
XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU ĐẾN NĂM
3.5.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:
¾ Chiến lược này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển một cách bền vững ở bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong bối cảnh tình hình cạnh tranh đang trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, và các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài với nhau. Kiểm soát
chủ động nguồn nhân lực chính là cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
¾ Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý, kỹ thuật. Phân bổ kinh phí thích hợp cho kế hoạch đào tạo lại cho cán bộ – công nhân viên hiện nay của công ty.
¾ Xây dựng các chính sách rõ ràng về tuyển dụng, bố trí nhân sự và phát triển nghề nghiệp cho các cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
¾ Xây dựng chính sách khuyến khích người lao động tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ như hỗ trợ chi phí, tạo cơ hội thử thách, thăng tiến, tăng thu nhập cho nhân viên sau khi hoàn tất khoá học.
¾ Kiểm tra định kỳ trình độ tay nghề của công nhân kỹ thuật. Có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các công nhân có tay nghề cao như nâng bậc lương, bổ nhiệm các vị trí cao hơn nhằm khuyến khích người lao động hoàn thiện trình độ tay nghề của mình.
¾ Thực hiện các chính sách thu hút người giỏi về công ty (cho cả bộ phận sản xuất và quản lý) như: lương bổng hấp dẫn, cổ phần ưu đãi, khen thưởng động viên kịp thời, tạo cơ hội để nâng cao trình độ.
¾ Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, đặc biệt tại các xí nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.